1)Hãy trình bày các tiềm lực phát triển nông-lâm-ngư nghiệp của nước ta. 2)Ngành nông-lâm-ngư nghiệp của nước ta phát triển như thế nào sau thời kỳ đó mới.

2 câu trả lời

1.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về phát triển nông nghiệp nhiệt đới với điều kiện sinh thái đa dạng, số giờ nắng nhiều, nguồn nước dồi dào. Nông dân có kỹ năng, cần cù chịu khó và giá ngày công lao động tương đối thấp.

Tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam đạt mức trung bình 3,5%/năm trong giai đoạn 1986 - 2017. Năng suất lúa gạo cao nhất trong khu vực Đông Nam Á đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ. Năng suất cà phê đạt 2,6 tấn nhân xô/ha, cao gấp 1,5 lần so với Brazil, gấp 3 lần so với Colombia, Indonesia. Năng suất hồ tiêu đạt 2,6 tấn/ha, gấp 3 lần so với Indonesia và 1,3 lần của Ấn Độ. Năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, có ao nuôi đạt 300-400 tấn/ha, cao nhất thế giới.Năng suất tôm sú đạt 0,45 tấn/ha, tôm thẻ chân trắng đạt 3.91 tấn/ha, cao hơn so với Ấn Độ (tôm thẻ chân trắng năng suất 3,5 tấn/ha) và Thái Lan (tôm thẻ chân trắng năng suất 3,6 tấn/ha).

Trong khi đó, do quá trình tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số và đô thị hóa, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong nước tăng lên rõ rệt đối với hầu hết các nông sản, từ các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như lúa gạo, rau quả, thịt lợn đến các sản phẩm có giá trị cao hơn như thịt bò, thủy sản và cả các sản phẩm cao cấp như đồ gỗ nội thất, hoa, cây cảnh, rau quả hữu cơ, dược liệu, sữa… Giai đoạn 2011-2015, thị trường thực phẩm của Việt Nam ngày càng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao nhất (15,4%/năm) so với các nước trong khu vực ASEAN (tăng ở mức dưới 10%/năm). Từ nay đến năm 2020, thị trường tiêu dùng thực phẩm của Việt Nam cũng được dự báo tăng trưởng cao nhất so với các nước trong khu vực.

Hội nhập quốc tế mạnh mẽ và việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế, các FTAs giúp Việt Nam phát huy được lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng khối lượng xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2013-2017 đạt 157,07 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm; tính riêng 6 tháng đầu năm 2018 đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm 2017.

Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU… Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới. Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Đặc biệt, nông nghiệp Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển, nhất là các sản phẩm chế biến, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.

Sức hút DN chưa đủ mạnh

Tính đến quý II/2018 cả nước có khoảng 7.600 DN nông nghiệp; nếu tính cả DN chế biến nông lâm thủy sản và DN thương mại hàng lương thực thực phẩm, số lượng đã tăng từ 12.113 DN năm 2005 lên 42.000 DN.

Trong vòng 10 năm (2005-2015), tổng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp của DN tăng gấp 4 lần (từ mức 44.273,1 tỷ đồng lên mức 231.334 tỷ đồng). Quy mô vốn bình quân trong các DN nông nghiệp trong nước năm 2016 là 35,8 tỷ đồng/DN (vốn bình quân DN cả nước là 72,82 tỷ đồng/doanh nghiệp).

Bên cạnh sự tăng lên của các DN nhỏ và vừa trong nông nghiệp, một số DN tập đoàn lớn ngoài lĩnh vực nông lâm thủy sản cũng đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, như tập đoàn Vingroup, MaSan, Himlam, Viettel, FLC, Hoàng Anh Gia Lai, Pan group…

Những đơn vị này cũng áp dụng nhiều quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng công nghệ mới và đã cho những kết quả ban đầu khá tốt. Với các dự án đầu tư bài bản, các doanh nghiệp đã bước đầu tạo được hiệu ứng lan tỏa, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, thắp lửa tinh thần khởi nghiệp cho nông dân trở thành doanh nhân trên chính mảnh đất của họ.

Tính toán cho cả giai đoạn đủ dài 2007-2015, hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA), được tính bằng lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản của doanh nghiệp nông nghiệp luôn đạt trên 10% so với mức 3,4% của các doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE - được tính bằng lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông nghiệp) đạt bình quân trên 15% trong cả giai đoạn 2007-2015, mức cao nhất trong tất cả các ngành.

Số lao động trong các DN nông nghiệp năm 2017 là hơn 300.000 người (chiếm 2,3% tổng số lao động trong khu vực DN cả nước). Bình quân mỗi DN nông nghiệp sử dụng hơn 30 lao động, cao hơn so với số lao động bình quân trong chung cả nước (28 lao động/DN).

2.

Nghiên cứu các nước thấy rằng, ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành xu hướng và được Chính phủ quan tâm, chú trọng phát triển. Điển hình là: Thái Lan đã ban hành chính sách đổi mới công nghệ định hướng nông nghiệp và thực phẩm theo ứng dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ nước này còn xây dựng chương trình hành động cho phát triển từng vùng với các sản phẩm cụ thể cho từng lĩnh vực.

Tương tự như Thái Lan, tất cả trang trại, nhà lưới tại Israel đều được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số với cảm biến và điều khiển tự động. Hay như Đài Loan (Trung Quốc) đã xây dựng và triển khai chương trình nông nghiệp 4.0 quy định 10 nhóm ngành, lĩnh vực được ưu tiên lựa chọn để ứng dụng công nghệ 4.0. Đặc biệt, để khuyến khích ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ, tập trung vào thương hiệu, quảng bá thương hiệu, Đài Loan còn ưu tiên tập trung vào logistics trong nông nghiệp…

Tại Việt Nam, qua 30 năm đổi mới, ngành Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng, giá trị sản phẩm gia tăng nhiều lần, sản lượng nông sản hàng hóa ngày càng đa dạng, thu nhập và đời sống người nông dân được cải thiện. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hàng hóa chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam. Thực tế, quy mô sản xuất nhiều ngành hàng còn manh mún, chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản chưa cao. Mặt khác, khu vực nông thôn Việt Nam chiếm khoảng 70% dân số và khoảng 40% lực lượng lao động với hàng triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với yêu cầu tăng trưởng nhanh, bền vững.

Cách mạng công nghiệp 4.0 với trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật, điện toán đám mây và công nghệ viễn thám... là cơ hội để Việt Nam nắm bắt các công nghệ mới thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới và đẩy mạnh sự phát triển của ngành Nông nghiệp.

Các ứng dụng của công nghệ số sẽ hỗ trợ lập kế hoạch, tính toán chi phí, doanh thu theo mùa vụ, thu thập, phân tích thông tin môi trường, điều khiển các thiết bị để giữ cho môi trường tuân theo đúng quy trình chuẩn. Đồng thời, hỗ trợ hệ thống cảnh báo tự động, hỗ trợ phân tích, đánh giá chất lượng, năng suất và đề xuất các giải pháp tối ưu cho nhà nông; thiết lập hệ sinh thái cho nhà nông, chuyên gia, nhà phân phối và đơn vị thu mua trao đổi thông tin, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, lên kế hoạch sản xuất.

Từ đó, góp phần tăng năng suất, chất lượng của cây trồng và giảm chi phí đầu tư so với phương thức truyền thống. Các sản phẩm của trí tuệ nhân tạo và xu hướng ứng dụng phần mềm, chip cảm biến trong các hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ giai đoạn ươm mầm, xuống giống đến thu hoạch và bảo quản theo quy trình chuẩn, sẽ thúc đẩy tự động hóa quy trình trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản.

Câu 1:

- Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về phát triển nông nghiệp nhiệt đới với điều kiện sinh thái đa dạng, số giờ nắng nhiều, nguồn nước dồi dào. Nông dân có kỹ năng, cần cù chịu khó và giá ngày công lao động tương đối thấp.

- Do quá trình tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số và đô thị hóa, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong nước tăng lên rõ rệt đối với hầu hết các nông sản, từ các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như lúa gạo, rau quả, thịt lợn đến các sản phẩm có giá trị cao hơn như thịt bò, thủy sản và cả các sản phẩm cao cấp như đồ gỗ nội thất, hoa, cây cảnh, rau quả hữu cơ, dược liệu, sữa… Giai đoạn 2011-2015, thị trường thực phẩm của Việt Nam ngày càng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao nhất (15,4%/năm) so với các nước trong khu vực ASEAN (tăng ở mức dưới 10%/năm). Từ nay đến năm 2020, thị trường tiêu dùng thực phẩm của Việt Nam cũng được dự báo tăng trưởng cao nhất so với các nước trong khu vực.

- Hội nhập quốc tế mạnh mẽ và việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế, các FTAs giúp Việt Nam phát huy được lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng khối lượng xuất khẩu. 

- Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU… Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới. Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao.

- Đặc biệt, nông nghiệp Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển, nhất là các sản phẩm chế biến, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm