1. Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu chính là
A. cận nhiệt đới, ôn đới B. cận nhiệt đới xích đạo
C. nhiệt đới gió mùa, xích đạo D. nhiệt đới, ôn đới.
2. Ý nào dưới đây thể hiện đúng tên thủ đô lần lượt của các nước:Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Malaisia?
A. Hà Nội , Naypidaw, Băng cốc, Gia các ta. B. Hà Nội, Naypidaw, Băng cốc, Kuala Lumpua.
C. Hà Nội, Viêng chăn, Manila.Kuala Lumpua. D. Hà Nội, Băng cốc, Manila, Banda Seri Begawan.
3. Dân số các nước Đông Nam Á có đặc điểm
A. tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn rất cao B. mật độ dân số vào loại trung bình.
C. số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số D. tương đồng về phong tục tập quán.
4. Ý nào sau đây là đặc điểm chung về tự nhiên của các nước Đông Nam Á
A. tài nguyên rừng phong phú B. khí hậu nóng ẩm quanh năm
C. thường bị bão, lũ lụt , hạn hán. động đất D. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
5. Khu vực Đông Nam Á biển đảo thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh là do
A. có nhiều đảo và quần đảo. B. nằm trong vành đai sinh khoáng.
C. nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến. D. nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương.
6. Đông Nam Á có nhiều tôn giáo, nhưng Phi-líp-pin tập trung nhiều nhất là tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo. B. Hồi giáo. C. Ấn Độ giáo. D. Thiên chúa giáo.
7. Địa hình núi trên bán đảo Trung Ấn có hướng chủ yếu
A. nam- bắc B. đông – tây C. đông bắc – tây nam D. tây bắc- đông nam
8. Nguyên nhân chính làm cho các nước ĐNA chưa phát huy được lợi thế của biển để đánh bắt hải sản là
A. Phương tiện đánh bắt còn lạc hậu. B. Môi trường biển trong khu vực bị ô nhiễm trầm trọng.
C. Thời tiết trong khu vực diễn biến thất thường.D. Các nước chưa chú trọng vào hoạt động kinh tế biển.
9. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á biển đảo?
A. có nhiều đồng bằng rộng lớn ở các nước. B. nhiều đồi núi và ít đồng bằng.
C. độ cao trung bình của núi dưới 3000m. D. tập trung nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn nhỏ.
10. Đông Nam Á đông dân, gia tăng tự nhiên còn cao, tạo sức ép cho xã hội nhiều mặt, nhưng đặc biệt nhất là
A. ô nhiễm trầm trọng nguồn nước. B. việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. các tệ nạn xã hội. D. thiếu vốn để đào tạo chuyên môn kỹ thuật.