1. Cách mạng tháng Hai, cách mạng tháng Mười Nga (1917), ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. 2. Chính sách kinh tế mới (Hoàn cảnh, nội dung, tác dụng ý nghĩa). 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) (Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, cách khắc phục, quan hệ quốc tế). 4. Nước Đức (1929 – 1939) ( Nước Đức trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, chính sách của Hitle 1933 -1939).

1 câu trả lời

1,a) Đối với nước Nga

- Lật đổ được phong kiến, tư sản.

- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

- Chính quyền: không còn người bóc lột người.

- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

b) Đối với thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

2,

Hoàn cảnh: Sau khi đánh tan quân đội 14 nước đế quốc và bọn nội phản, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì hoà bình xây dựng chế độ mới trong tình hình nền kinh tế bị tàn phá hết sức trầm trọng. sản lượng nông nghiệp chỉ bàng 1/2 so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ bằng 1/7 so với trước chiến tranh,... Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp với tình hình mới (vì đã ngăn cản và kìm hãm nền kinh tế). Người dân lao động nói chung không còn hào hứng sản xuất, bọn phản cách mạng vẫn luôn tìm cách phá hoại,...

Trong tình hình ấy, tháng 3-1921, Đảng Bôn-sê-vích Nga đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), do Lê-nin khởi xướng.

Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới: bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa), thực hiện tự do buôn bán, mở mang lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

Ý nghĩa: Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước. Năm 1925, sản xuất công - nông nghiệp của nước Nga Xô viết đã đạt mức xấp xỉ so với trước chiến tranh.

3,

a) Nguyên nhân:

- Khủng hoảng kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924 - 1929.

- Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản phát triển quá mức.

b) Hậu quả:

- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.

- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống 

* Tác động đối với nước Đức:

- Khủng hoảng tán phá nghiệm trọng trong nước.

- Giai cấp tư sản đưa Hít-le lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm thủ tướng và sau đó biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.

4,

Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng => giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản.

- Các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Quốc xã này càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng.

- Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình bành trướng ảnh hưởng của Đảng Quốc xã.

- Ngày 30/1/1933, Hit-le lên làm Thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức.

Tổng thống Hin-đen-bua trao quyền thủ tướng cho Hít-le (30/1/1933)

 Nước Đức trong những năm 1933 - 1939

* Chính trị:

- Công khai khủng bố của Đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

- Thủ tiêu nền cộng hòa Vaima, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối. Năm 1934 Tổng thống Hin-đen-bua qua đời. Hit-le tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào đó là nền “Chuyên chế độc tài khủng bố công khai” mà Hit-le là thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

Hít-le và quân đội phát xít Đức

* Kinh tế:

- Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

- Thành lập Hội đồng kinh tế (7/1933); các ngành công nghiệp dần được phục hồi và hoạt động khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự,...

* Đối ngoại: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh:

- Rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động (tháng 10/1933).

- Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ.

- Kí với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản.




 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm