1 bài văn phân tích về đất nước từ Những người vợ... sông xuôi
1 câu trả lời
Nguyễn Khoa Điềm đã bao quát chiều dài, chiều rộng của Đất Nước, từ bắc chí nam, từ miền ngược tới miền xuôi, từ núi rừng tới biển cả, tự hào về bao danh lam thắng cảnh của Đất Nước như núi vọng phu, hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long, đất Tổ Hùng Vương và bao địa danh mang tên: ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm.
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút, non Nghiên
Con có, con gà quê hương cùng góp cho Hà Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Thực chất những danh thắng ấy là kết quả của quá trình vận động địa chất, kiến tạo địa lý từ hàng ngàn, hàng vạn năm chứ. Không khám phá dưới góc độ khoa học, với suy từ sâu sắc, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về những danh lam thắng cảnh ấy. Những núi vọng phu: trải dài từ Bắc vào Nam, từ đỉnh Lũng Cú xuống mũi Cà Mau chính là sự hóa thân của những người vợ, người chồng. Tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt đã tạo nên dáng núi kỳ lạ ấy. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh là biểu tượng đẹp đẽ cho tình yêu thắm thiết nồng nàn. Một kẻ trần thế, một người cõi tiên bất chấp luật lệ thiên đình, nguyện hóa đá để muôn đời ở mãi bên nhau. Những ao đầm dày đặc ở vùng đất Sóc Sơn là những hình ảnh bất tử về tinh thần yêu nước nồng nàn, khí phách kiên cường bất khuất của những người dân đất Việt. Không có tinh thần đoàn kết một lòng tất không thể có Tổ quốc linh thiêng, hùng vĩ. Không có tinh thần vượt khó, hiếu học, không có núi bút non Nghiên. Và bất cứ danh lam thắng cảnh nào trên dải đất hình chữ S cũng là máu thịt của nhân dân. Vậy là mọi danh lam thắng cảnh đều là kết quả của sự hóa thân diệu kỳ, của bao thế hệ nhân dân lao động. Mỗi hình sông dáng núi, bóng đèo đều in dấu dáng hình, tâm tư tình cảm, ao ước, khát vọng, tính cách, phẩm chất của những con người Đất Việt. Mỗi danh lam là một bức tượng đài bất tử về vẻ đẹp tâm hồn người Việt. Ngợi ca núi sông hùng vĩ, diễm lệ thực chất là ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân. Không có nhân dân bao đời với tâm hồn cao quý, khát vọng lãng mạn thì không có những thắng cảnh kỳ thú để con cháu đời đời chiêm ngưỡng.
Từ những khám phá mới mẻ, với những danh lam thắng cảnh cụ thể, nổi tiếng của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến những khái quát tính chiết luận:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng màng một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
Đâu chỉ có những địa danh như núi vọng phu, hòn Trống Mái,sự hóa thân diệu kì của nhân dân mà tất cả ruộng đồng, đồi nương, gò bãi đều in dáng hình, bàn tay, khối óc, ước mơ, khát vọng, lối sống của ông cha ta. Ngẫm về công lao to lớn của nhân dân, về truyền thống của ông cha thuở trước, Nguyễn Khoa Điềm không khỏi rưng rưng bồi hồi xúc động, rạo rực niềm mến yêu, tự hào. Thán từ “ôi” và dấu ba chấm cuối đoạn đã truyền đến người đọc nguyên vẹn cảm xúc ấy. Khúc thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ở đây có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và chất trữ tình, giữa thế núi kỳ thú và nguyễn khoa điềm đã cắt những câu hỏi đó bằng suy từ lắng của mình, bằng những hình ảnh giàu chất thơ.
Mạch thơ thể hiện rõ tư duy logic, đi từ cụ thể đến khái quát, một cách khái quát đầy cảm xúc, rưng rưng xúc động. Đoạn thơ cũng đầy ắp chất liệu văn học dân gian. Đó là những sự tích huyền thoại, truyền thuyết. Chính chất liệu dân gian độc đáo, mới mẻ ấy đã mở ra một thế giới vừa bình dị, mộc mạc, vừa thiêng liêng bay bổng.