Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng VSV trong thực tiễn

Dựa vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển, sinh sản của vi sinh vật mà con người đã áp dụng chúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm có ích, an toàn và thân thiện với môi trường.

II. Khái quát về ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn

Vi sinh vật được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong thực tiễn, từ các hoạt động sống hàng ngày của người dân (muối dưa cà, làm sữa chua, làm giấm, nấu rượu ...) đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón vi sinh vật ...), trong y học (thuốc kháng sinh, vaccine) và trong bảo vệ môi trường (xử lí rác thải, nước thải ...).

III. Sản xuất phomat (cheese)

Phomat là sản phẩm được làm từ sữa (bò, dê, cừu...).

Gồm 3 bước:

(1) Thanh trùng sữa

(2) Cấy vi khuẩn lên men lactic

(3) Cắt cục vón, khuấy đều và tạo hình.

IV. Sản xuất tương

Gồm 3 bước:

(1) Tạo chế phẩm enzyme từ nấm mốc

(2) Chuẩn bị đậu tương

(3) Ủ tương.

V. Sản xuất chất kháng sinh

- Chất kháng sinh chủ yếu được tạo ra do xạ khuẩn (chi Streptomyces),  vi khuẩn (chi Bacillus) và nấm (chi Penicillium)

- Gồm 3 giai đoạn:

(1) Nhân giống 

(2) Lên men 2 pha

(3) Tách chiết.

VI. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

- Thuốc trừ sâu vi sinh vật có nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu hóa học: Không gây độc hại cho người và gia súc, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thuốc có hiệu lực chậm và phổ tác động hẹp.

- Quy trình sản xuất bằng phương pháp lên men chìm như sau: (1) Chuẩn bị giống vi khuẩn; (2) Nhân giống cấp 1, cấp 2; (3) Lên men; (4) Li tâm để thu sinh khối; (5) Sấy, nghiền sinh khối vi khuẩn vi khuẩn; (6) Phối trộn phụ gia và đóng gói sản phẩm.

VII. Ứng dụng vi sinh vật để xử lí nước thải

- Quá trình xử lí nước thải thường qua 3 cấp: (1) lí học => (2) sinh học => (3) hóa học. 

- Vi sinh vật sử dụng: Vi khuẩn dị dưỡng hoạt sinh (các chi Pseudomonas, Zoogloea), vi khuẩn nitrat hóa (các chi Nitrosomonas, Nitrobacter)

- Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học gồm 2 hình thức: hiếu khí và yếm khí.

+ Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí: xử lý bằng bùn hoạt tính, hồ hiếu khí

+ Phương pháp xử lý sinh học yếm khí (kị khí): xử lý bằng hồ yếm khí, bể UASB