I. Khái quát về quá trình phân giải của vi sinh vật
- Quá trình phân giải là quá trình hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào (biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản)
- Trong tế bào vi sinh vật, các chất hữu cơ có thể tiếp tục phân giải
II. Phân giải các hợp chất carbohydrate
- Xảy ra ở bên ngoài cơ thể sinh vật nhờ enzyme phân giải polysaccharide chúng tiết ra.
- Đường đơn được tạo ra sẽ được chúng hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men.
- Nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp enzyme amylase, cellulase ngọai bào để phân giải các polysccharide.
** Lên men êtilic: Tinh bột ⟶ (+ Nấm đường hóa) ⟶ Glucôzơ ⟶ (+ Nấm men rượu) ⟶ Êtanol + CO2
**Lên men lactic (chuyển hóa kị khí): Có 2 loại lên men lactic là lên men đồng hình và lên men dị hình
+ Glucôzơ ⟶ (+ Vi khuẩn lactic đồng hình) ⟶ Axit lactic
+ Glucôzơ ⟶ (+ Vi khuẩn lactic dị hình) ⟶ Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axetic…
**Phân giải xenlulôzơ: Xenlulozơ có trong xác thực vật ⟶ Vi sinh vật tiết enzim xenlulaza phân giải xenlulozơ ⟶ Tạo chất mùn, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất, tránh ô nhiễm môi trường
Ứng dụng:
- Các enzyme ngoại bào của VSV được sử dụng phổ biến:
III. Phân giải protein
Phân giải protein tạo ra các amino acid nhờ enzyme protease do vi sinh vật tiết ra.
Ứng dụng trong sản xuất nước mắm, nước tương ...
IV. Phân giải lipid và nucleic acid
- Sự phân giải lipid là quá trình thủy phân triglyceride thành glycerol và acid béo.
- Nucleic acid được vi sinh vật phân giải nhờ enzyme nuclease thành các đơn phân nucleotide.
V. Vai trò vi sinh vật
- VSV đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên
- Con người đã ứng dụng VSV vào nhiều lĩnh vực trong đời sống và sản xuất