Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị đưa đất nước này phát triển theo con đường tư bản rồi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.

I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ

- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.

- Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX   - ảnh 1

- Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.

II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

- Kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.

- Đối nội: thực hiện chính sách bóc lột tối đa đối với nhân dân.

- Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên... => Nhật Bản trở thành nước “đế quốc phong kiến quân phiệt”.