I. HAI CUỘC CÁCH MẠNG Ở NƯỚC NGA NĂM 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng.
- Nước Nga là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
- Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
- Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ Nga hoàng.
2. Cách mạng tháng Hai năm 1917.
- Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - 3 theo Công lịch) của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát. ba ngày sau, tổng bãi công bao trùm khắp thành phố, biến thành khởi nghĩa vũ trang, nhất là được sự hưởng ứng của binh lính. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi => Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, nước Nga đã trở thành một nước cộng hòa.
- Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước, xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại với những đường lối chính trị khác nhau
+ Các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
+ Giai cấp tư sản lập ra Chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ các Xô viết.
3. Cách mạng tháng Mười năm 1917.
- Thời gian: 11/1917.
- Kẻ thù: chính phủ lâm thời tư sản.
- Nhiệm vụ:
+ Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản.
+ Đem chính quyền về tay nhân dân.
- Lãnh đạo: đảng Bônsêvích (Lê-nin).
- Lực lượng: giai cấp vô sản, quần chúng nhân dân.
- Kết quả:
+ Lật đổ được chính phủ lâm thời tư sản.
+ Chính quyền thuộc về tay vô sản -> Nga Xô viết.
- Tính chất: Cách mạng vô sản – Cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
4. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga.
a. Đối với nước Nga
- Lật đổ được phong kiến, tư sản.
- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.
- Chính quyền: không còn người bóc lột người.
- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.
b. Đối với thế giới
- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản
- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.