Khu vực Đông Nam Á - Phần 3 - Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Năm 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) chính thức được thành lập. Mục tiêu chính là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển. Trải qua hơn 40 năm phát triển, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội.

 

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

            - Năm 1967: 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc   

            - Hiện nay là 10 thành viên.

1. Các mục tiêu chính

             Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:

            + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

            + Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

            + Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.

2. Cơ chế hợp tác

            - Thông qua các diễn đàn.

            - Thông qua các hiệp ước.

            - Thông qua tổ chức các hội nghị.

            - Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.

            - Xây dựng” khu vực thương mại tự do ASEAN”.

            - Thông qua các dự án,chương trình phát triển.

=> Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.

II. Thành tựu của ASEAN

            - 10/ 11 quốc gia ĐNÁ là thành viên của ASEAN

            - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dù chưa đều và chắc, cán cân xuất nhập khẩu toàn khối đạt giá trị dương

            - Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa
            - Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia.

III. Thách thức của ASEAN

1. Trình độ phát triển còn chênh lệch.

            - GDP bình quân đầu người của Xingapo rất cao trong khi nhiều nước trong khu vực lại có GDP bình quân đầu người rất thấp như: Mianma, Campuchia, Lào, Việt Nam...

2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo.

            Đây là thực trạng các nước ASEAN mặc dù mức độ đói nghèo mỗi quốc gia là khác nhau

3. Các vấn đề xã hội khác

            - Đô thị hóa nhanh nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về xã hội

            - Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.

            - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường chưa hợp lí.

            - Vấn đề thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực...

=> đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực giải quyết

IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

1. Sự hợp tác của Việt Nam với các nước

            - Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995.

            - Hợp tác trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự- an toàn xã hội...

            - Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố nâng cao, vị thế của ASEAN trên trường quốc tế

2. Cơ hội và thách thức

Cơ hội:

            + Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu

            + Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...

            + Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.

Thách thức:

            + Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt thể chế chính trị

            + Vấn đề giữ bản sắc văn hóa dân tộc

            - Giải pháp:

            + Đón đầu đầu tư

            + Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh.