Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Phần 1 - Tự nhiên, dân cư và xã hội

Trung Quốc là nước láng giềng ở phía Bắc nước ta, có số dân đông nhất thế giới. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên giàu và có sự phân hóa sâu sắc giữa miền Đông và miền Tây.

Diện tích:  9572,8 nghìn km2.
Dân số: 1303,7 triệu người (2005)
Thủ đô: Bắc Kinh

 

I. Vị trí địa lý và lãnh thổ

            - Diện tích lớn thứ 4 trên thế giới.

            - Giáp 14 nước

            - Biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc.

            - Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

            - Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Ven biển có hai đặc khu hành chính là Hồng Công và Ma Cao. Đảo Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây

Bảng so sánh điều kiện tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

            - Là nước đông dân nhất  thế giới.

            - Có > 50 dân tộc, đa số là người Hán > 90%, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị.

            - Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn.

            - Phân bố dân cư không đều: tập trung chủ yếu ở miền Đông.

            - Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con. Kết quả là tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm. Đồng thời tư tưởng trọng nam tác động tiêu cực tới tiêu cực tới cơ cấu giới tính, lâu dài là ảnh hưởng đến nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.

2. Xã hội
- Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục.

            - 90% dân số biết chữ.

            - Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành cải cách giáo dục nhằm phát triển mọi khả năng của người lao động

            - Trung Quốc là nơi ra đời của nhiều phát minh nổi bật thời kì cổ đại, trung đại

            - Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc.