Trả lời bởi giáo viên
Văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển hai tôn giáo chủ đạo là: Phật giáo và Hinđu giáo (Ấn Độ giáo), không phát triển Nho giáo như ở Trung Quốc.
Hỡn nữa, Ấn Độ có một nền văn hoá lâu đời và phát triển cao, chủ yếu gồm:
- Tôn giáo (Phật giáo và Hindu giáo) cùng với những tập tục và các lễ nghi tôn giáo.
- Cùng với tôn giáo là nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ như kiểu đền tháp hình núi, lăng mộ hình bát úp, bán cầu.
- Nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hindu giáo qua các thời kỳ, các phong cách kiểu dáng.
- Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn, dùng để viết văn, ghi tài liệu, khắc bia và chữ Pa-li dùng để viết kinh Phật.
Từ chữ viết mà văn học Hindu và văn học truyền thống được ghi lại, được sáng tạo, như hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, các tác phẩm của Ka-li-đa-sa như Sơ-kun-tơ-la…
=> Không có các công trình kiến trúc Nho giáo trong văn hóa truyền thống Ấn Độ.