Xét các cân bằng hóa học sau:
I. \(F{{\text{e}}_2}{O_{3\,\,(r)}} + 3C{O_{(k)}} \rightleftharpoons 2F{{\text{e}}_{(r)}} + 3C{O_{2\,\,(k)}}\)
II. \(Ca{O_{(r)}} + C{O_{2\,\,(k)}} \rightleftharpoons CaC{{\text{O}}_{3\,\,(r)}}\)
III. \(2N{O_{2\,\,(k)}} \rightleftharpoons {N_2}{O_{4\,\,(k)}}\)
IV. \({H_{2\,\,(k)}} + {I_{2\,\,(k)}} \rightleftharpoons 2H{I_{(k)}}\)
Khi tăng áp suất, các cân bằng hóa học không bị dịch chuyển là:
Trả lời bởi giáo viên
Nếu phản ứng có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng nhau hoặc phản ứng không có chất khí, thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.
→ Phản ứng I và IV có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến hai cân bằng này.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.’’