Trong thí nghiệm ở hình vẽ, khi đổi chiều dòng điện chạy vào cuộn dây dẫn thì có hiện tượng gì với kim nam châm và kim sắt non:
Trả lời bởi giáo viên
Đóng khóa K, trong ống dây có dòng điện chạy qua, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được đầu A của ống dây là cực Bắc, đầu B là cực Nam
+ Đối với kim nam châm: Ban đầu, cực Bắc của kim nam châm ở gần đầu A (khi này là cực Bắc) nên bị đẩy quay ra xa, cực Nam lại gần đầu A của ống dây. Sau đó đổi chiều dòng điện thì từ cực của ống dây thay đổi, đầu A thành cực Nam, sẽ đẩy cực Nam của kim nam châm ra xa, đầu Bắc của kim nam châm lại gần A
\( \Rightarrow \) Kim nam châm bị quay \({180^0}\) sau khi đổi chiều dòng điện.
+ Đối với kim sắt non: Ống dây luôn là nam châm điện dù có đổi chiều dòng điện hay không đổi chiều, do vậy nam châm điện luôn hút kim sắt non
\( \Rightarrow \) Kim sắt non vẫn đứng yên không quay dù đổi chiều dòng điện.
Vậy tác dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non là khác nhau khi đổi chiều dòng điện chạy vào cuộn dây, cụ thể là kim nam châm quay, kim sắt không quay.
Hướng dẫn giải:
+ Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép. Mỗi nam châm có hai từ cực, tại đó các vật bằng sắt hoặc thép bị hút mạnh nhất.
+ Nam châm điện: Dùng dây dẫn mảnh có vỏ cách điện quấn nhiều vòng xung quanh một lõi sắt non, ta có một cuộn dây. Nối hai đầu cuộn dây này với nguồn điện ta được một nam châm điện.
+ Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
+ Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.