Câu hỏi:
2 năm trước

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “tay” được dùng với nghĩa chuyển?

(1) Ngang lưng thì thắt bao vàng,

Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.

Một tay thì cắp hỏa mai,

Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.

Thùng thùng trống đánh ngũ liên,

Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.

(Ca dao)

(2) Một tay gây dựng cơ đồ,

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.

(Truyện Kiều)

(3) Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

(Ca dao)

(4) “Cũng nhà hành viện xưa nay,

Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”

                                   (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: d

- Từ “tay” trong câu (1) chỉ một bộ phận trên cơ thể người, được tính từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm. Trong câu (1) từ “tay” được dùng với nghĩa gốc.

- Từ “tay” trong câu (2) là trường hợp chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Dùng đôi bàn tay để chỉ sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của nhân vật.

- Từ “tay” trong câu (3) chỉ một bộ phận trên cơ thể người, đây là trường hợp từ “tay” được dùng với nghĩa gốc, so sánh tình anh em với tay chân (những bộ phận trên cơ thể người) để thấy được sự gắn kết, không thể tách rời nhau trong tình cảm anh em trong gia đình.

- Câu (4) Từ “tay” nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật. Còn trong câu từ “tay” được dùng với nghĩa chỉ người chuyên một ngành nghề, một việc nào đó mà ở đây là việc buôn người. => Trường hợp này được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận để gọi toàn thể.

=> Vậy nên trường hợp (2) và (4) từ “tay” được dùng với nghĩa chuyển.

Hướng dẫn giải:

Từ “tay” nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể của người hoặc động vật. Trên cơ thể người được tính từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm. Trên cơ thể động vật thì được tính từ chi trước hay xúc tu của một số động vật, thường có khả năng cầm, nắm đơn giản.

Câu hỏi khác