Thực hiện phản ứng crackinh hoàn toàn m gam isobutan, thu được hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon. Cho hỗn hợp A qua dung dịch nước brom có hòa tan 11,2 gam Br2, brom bị mất màu hoàn toàn và có 2,912 lít khí (đktc) thoát ra khỏi bình brom, khí này có tỉ khối so với CO2 bằng 0,5. Giá trị của m là
Trả lời bởi giáo viên
Crackinh isobutan có thể sinh ra các sản phẩm theo 1 trong 2 hướng sau:
C4H10 → CH4 + C3H6 (1)
C4H10 → C2H6 + C2H4 (2)
Hỗn hợp khí sau phản ứng crackinh dẫn qua dung dịch brom thì brom mất màu hoàn toàn
=> khí đi qua khỏi bình brom gồm ankan và có thể còn anken dư.
Ta có: Mtb khí = 44.0,5 = 22 > MCH4 = 16 => anken còn dư sau khi ra khỏi bình brom
Vậy: MCH4 = 16 < Mtb khí < M anken => phản ứng crackinh xảy ra theo hướng (1)
Ta có: nC3H6 phản ứng = nBr2 = 11,2/160 = 0,07 mol
nhh khí = 2,912/22,4 = 0,13 mol => m hh khí = nhh khí .M(tb) hh khí = 0,13.22 = 2,86 (g)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mC4H10 = mhhA = mC3H6 phản ứng + mhh khí = 0,07.42 + 2,86 = 5,8(g)
Hướng dẫn giải:
+) So sánh Mtb khí với MCH4 => anken còn dư sau khi ra khỏi bình brom
+) MCH4< Mtb khí < Manken => phản ứng crackinh xảy ra theo hướng (1)
+) nC3H6 phản ứng = nBr2
+) m hh khí = nhh khí .M(tb) hh khí
+) Bảo toàn khối lượng ta có: mC4H10 = mhhA = mC3H6 phản ứng + mhh khí