Câu hỏi:
2 năm trước

Thành ngữ “nói đơm nói đặt” liên quan tới phương châm hội thoại?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng:

Phương châm về chất

Nói đơm nói đặt là nói những điều bịa đặt, không đúng thực tế

Hướng dẫn giải:

đọc kĩ câu thành ngữ, dịch nghĩa và chọn đáp án thích hợp

Câu hỏi khác

Câu 5:

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

CON RẮN VUÔNG
Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:

– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.
Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:
– Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.
Chồng làm như thật:
– Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.

Vợ bĩu môi:
– Cũng chẳng đến!
Chồng cương quyết:
– Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
– Vẫn không dài đến nước ấy đâu!
Chồng rút lui một lần nữa:
– Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.
Vợ bò lăn ra cười:
– Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

   Anh chồng đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?

114 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước