Câu hỏi:
2 năm trước

Sau khi Cuội cứu được con gái, phú ông đã trả công cho Cuội như thế nào ?

Sự tích chú Cuội cung trăng

1. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.  Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,  leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về.

2. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên.

3. Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lững thững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng.

Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

- Tiều phu : người làm nghề kiếm củi trong rừng.

- Khoảng giập bã trầu : chốc lát, khoảng thời gian đủ để nhai giập bã trầu.

- Phú ông : người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày trước.

- Rịt : đắp thuốc vào chỗ đau

- Chứng : bệnh hoặc dấu hiệu của bệnh

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng:

c. Phú ông gả con gái cho Cuội.

Sau khi Cuội cứu được con gái của mình, phú ông đã gả con gái cho Cuội.

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ chi tiết trong đoạn 2 của truyện :

Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên.

Câu hỏi khác

Câu 5:

Hình ảnh vị bác sĩ  có gì ấn tượng ?

Bác sĩ Y-éc-xanh

1. Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.

2. Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ, không là ủi, trông ông như một vị khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.

3. Bà khách thổ lộ nỗi băn khoăn của mình:

- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư? Ông định ở đây suốt đời sao ? 

Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối :

- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.

Ngừng một chút, ông tiếp:

-Tuy nhiên, tôi với bà, chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà: trái đất. Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống một nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở và bình yên.

4. Hai người cùng im lặng. Họ nghe rõ tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn trên bờ cát.

- Y-éc-xanh : nhà khoa học Pháp, hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y khoa Hà Nội, gắn bó gần như cả đời với Việt Nam.

- Ngưỡng mộ : tôn kính và mến phục

- Dịch hạch : bệnh lây rất nguy hiểm, gây sốt, nổi hạch.

- Nơi góc biển chân trời : nơi xa xôi

- Nhiệt đới : vùng khí hậu nóng ẩm.

- Toa hạng ba : toa tàu khách hạng rẻ tiền

- Bí ẩn : có điều kín đáo, khó hiểu ở bên trong.

- Công dân : người dân có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

74 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước