Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là
Trả lời bởi giáo viên
Gần như đồng thời với phong trào Duy tân, một cuộc khởi nghĩa vũ trang nông dân chống đế quốc đã diễn ra ở Bắc Trung Quốc đó là Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
Ngày 20 tháng 6 năm 1900, các thành viên phong trào, lúc này lên tới hơn 100.000 người và được dẫn đầu bởi người của Từ Hi Thái Hậu, đã bao vây người nước ngoài trong khu ngoại giao đoàn Bắc Kinh, đốt các nhà thờ Thiên chúa giáo của thành phố, và phá hủy tuyến đường sắt Bắc Kinh-Thiên Tân. Khi các cường quốc phương Tây và Nhật Bản tổ chức một lực lượng đa quốc gia để đè bẹp cuộc nổi loạn, cuộc bao vây các công sứ quán Bắc Kinh đã kéo dài hàng tuần, và các nhà ngoại giao cùng gia đình họ cùng các lính gác đã phải chịu đói và các điều kiện xuống cấp khi họ chiến đấu để ngăn cản bước tiến của cuộc khởi nghĩa. Vào ngày 14/8, một lực lượng quốc tế, gồm binh lính Anh, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, và Đức, đã phá vòng vây ở Bắc Kinh sau khi chiến đấu để tiến quân xuyên qua phần lớn miền bắc Trung Quốc.
Do sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các cường quốc, họ đã đồng ý không phân chia Trung Quốc thêm nữa, và vào tháng 9/1901, Nghị định thư Bắc Kinh đã được ký, chính thức chấm dứt cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Theo các điều khoản của thỏa thuận, các cường quốc nước ngoài sẽ được hưởng các điều ước thương mại cực kỳ có lợi trong quan hệ với Trung Quốc, quân đội nước ngoài được đồn trú lâu dài tại Bắc Kinh, và Trung Quốc bị buộc phải trả một khoản 333 triệu đô la tiền phạt vì cuộc nổi loạn. Trung Quốc về cơ bản đã trở thành một quốc gia phụ thuộc.