Một vật chịu tác dụng của 2 lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 20 N và F2 = 10 N, giá của hai lực thành phần cách nhau 30cm. Độ lớn của hợp lực và khoảng cách từ giá hợp lực đến giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \) là:
Trả lời bởi giáo viên
Để tính độ lớn hợp lực của hai lực song song cùng chiều ta áp dụng: \(F = {F_1} + {F_2} = 20 + 10 = 30\,N\)
Gọi \({d_1}\) là khoảng cách từ giá của lực \({F_1}\) đến giá của hợp lực F, \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của lực \({F_2}\) đến giá của hợp lực F. Ta có:
\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = > \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = 2\)(1) và \({d_1} + {d_2} = 30\) vì giá của hai lực thành phần cách nhau 30cm (2)
Từ (1) và (2) ta có: \({d_1} = 10cm,\,{d_2} = 20cm\)
Hướng dẫn giải:
Áp dụng biểu thức quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều : \(F = {F_1} + {F_2}\) và \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)
Trong đó:
+ \({d_1}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)
+ \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)