Câu hỏi:
2 năm trước

Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là q0 = 1μC và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 3π mA. Tính từ thời điểm điện tích trên tụ là q0 , khoảng thời gian ngắn nhất để dòng điện trong mạch có độ lớn bằng I0 là:

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: d

Ta có: \({I_0} = \omega {q_0} \to \omega  = \frac{{{I_0}}}{{{q_0}}} = \frac{{3\pi {{.10}^{ - 3}}}}{{{{10}^{ - 6}}}} = 3\pi {.10^3}(ra{\rm{d}}/s)\) 

Chu kì dao động của mạch: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{3\pi {{.10}^3}}} = \frac{2}{3}{10^{ - 3}}s\) 

Tại thời điểm q = q0 thì cường độ dòng điện i = 0 (do cường độ dòng điện và điện tích lệch pha nhau 900)

=> Khoảng thời gian ngắn nhất để i = 0 đến  i = I0 là \(\frac{T}{4} = \frac{{\frac{2}{3}{{.10}^{ - 3}}}}{4} = \frac{1}{6}{.10^{ - 3}}s\) 

Hướng dẫn giải:

+ Áp dụng biểu thức mối liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại và điện tích cực đại: \({I_0} = \omega {q_0}\)

+ Áp dụng biểu thức: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

+ Sử dụng trục thời gian suy ra từ vòng tròn

Câu hỏi khác