Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của \(3\) lực \(12N\), \(20N\), \(16N\). Nếu bỏ lực \(20N\) thì hợp lực của \(2\) lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu?
Trả lời bởi giáo viên
Gọi \(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = 12N\\{F_2} = 20N\\{F_3} = 16N\end{array} \right.\)
+ Ta có 3 lực cân bằng nhau: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow 0 \) (1)
+ Khi bỏ lực \({F_2}\) đi thì ta có: \(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_3}} \) (2)
Từ (1) ta suy ra: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_3}} = - \overrightarrow {{F_2}} \) thế vào (2) ta suy ra: \(\overrightarrow F = - \overrightarrow {{F_2}} \)
=> Khi bỏ lực \({F_2}\) thì hợp lực của hai lực còn lại có độ lớn chính bằng độ lớn của \({F_2}\) và bằng \(20N\)
Hướng dẫn giải:
+ Vận dụng điều kiện cân bằng của vật: \(\sum {\overrightarrow F } = \overrightarrow 0 \)
+ Vận dụng quy tắc tổng hợp lực