Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Trả lời bởi giáo viên
E + NaOH → 2 khí có cùng số mol
=> E gồm :
X : NH4OOC–C3H6–COONH4
Y : CH3NH3–HCO3
Do 2 khí có cùng số mol nên đặt nX = a => nY = 2a
=> nkhí = 2.a + 2a = 4a mol = 0,4 => a = 0,1 mol
=> Z chứa 0,1 mol C3H6(COONa)2; 0,2 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH dư
=> m = 42,8 gam
Hướng dẫn giải:
Dạng 1 : Muối nitrat của amin
Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+4 O3N2 (n ≥ 1) . Là muối của bazơ yếu (CnH2n+3N) và axit mạnh (HNO3) nên muối có tính axit yếu. Muối tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối nitrat + amin + nước
CnH2n+3NH+NO3- + NaOH → CnH2n+3N + H2O + NaNO3
Đặc điểm: phản ứng với NaOH thu được muối vô cơ và khí làm xanh quỳ tím ẩm
Dạng 2: Muối cacbonat của amin :
a- Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+6 O3N2 (n≥2) .Là muối của amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic (muối cacbonat) nên muối có tính lưỡng tính.
Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là: Na2CO3 + amin + nước
Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm là : NaCl + khí cacbonic + nước.
Cũng cần lưu ý: Công thức phân tử chung của muối có dạng : CnH2n+6O3N2 (n≥2) rất dễ nhầm lẫn với muối nitrat của amin có dạng CnH2n+4 O3N2 .
b- Công thức phân tử chung của muỗi có dạng CnH2n+3 O3N (n≥2). Là muối của amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic (muối hiđrocacbonat) nên muối có tính lưỡng tính.
Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là: Na2CO3 + amin + nước
Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm là : NaCl + khí cacbonic + nước