Trả lời bởi giáo viên
Với n=0 ta có: S=1
Với n=1 ta có S = 1 – 2 + 3 = 2
Với n = 2 ta có S = 1 – 2 + 3 – 4 + 5 = 3
Dự đoán S = n + 1 (*), ta sẽ chứng minh (*) đúng bằng quy nạp.
Với n = 0 đương nhiên (*) đúng.
Giả sử (*) đúng với n = k, tức là {S_k} = 1 - 2 + 3 - 4 + ... - 2k + \left( {2k + 1} \right) = k + 1, ta chứng minh (*) đúng với n =k+1.
Ta có:
\begin{array}{l}{S_{k + 1}} = 1 - 2 + 3 - 4 + ... - 2\left( {k + 1} \right) + \left( {2\left( {k + 1} \right) + 1} \right)\\ = \left( {1 - 2 + 3 - 4 + ... - 2k + 2k + 1} \right) - \left( {2k + 2} \right) + \left( {2k + 3} \right) = {S_k} - \left( {2k + 2} \right) + \left( {2k + 3} \right) = k + 1 + 1.\end{array}
Vậy (*) đúng với mọi số tự nhiên n, tức là S = n + 1.
Hướng dẫn giải:
- Cách tính tổng S: Xác định số hạng cuối cùng (2n+1) trong tổng rồi thực hiện các phép toán cộng trừ xen kẽ từ 1 đến số đó.
- Dự đoán công thức tổng S sau đó chứng minh công thức vừa dự đoán bằng phương pháp quy nạp toán học.