Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 1 đến 3
Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalas - semia), viết tắt là Thal, là một bệnh do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường gây nên. Người bị bệnh nhân 2 alen lặn từ bố và mẹ, biểu hiện bệnh ở dạng hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Theo thống kê (2001) người ta nhận thấy, bệnh Thal thường gặp ở các dân tộc vùng cao, vùng xa như: Thái, Mường, Tày, Ê đê, Khơ me, ít gặp ở người Kinh. Cụ thể, tỉ lệ mắc bệnh:
Nhóm 1: Người Mường, Thái, Tày là 25%;
Nhóm 2: Người Ê đê, Khơ me là 40%;
Nhóm 3: Người Kinh là 4%.
Với giả thiết là cấu trúc di truyền ban đầu của các dân tộc đều giống nhau, và ở dân tộc Kinh thì việc kết hôn hoàn toàn ngẫu nhiên.
Một cặp vợ chồng người Ê đê không mắc bệnh tan máu bẩm sinh nhưng sinh ra người con trai bị bệnh. Họ dự định sinh thêm 2 người con nữa. Xác suất họ sinh được 1 con trai và 1 con gái đều không bị bệnh là
Trả lời bởi giáo viên
Cặp vợ chồng này bình thường nhưng sinh con bị bệnh → đều mang gen gây bệnh.
A- không bị tan máu bẩm sinh
a- bị tan máu bẩm sinh
Cặp vợ chồng này có kiểu gen Aa.
Xác suất họ sinh được 1 con trai và một con gái là: \(\dfrac{1}{2} \times \dfrac{1}{2} \times 2 = \dfrac{1}{2}\)
Xác suất họ sinh 2 đứa con không bị bệnh là: \(\dfrac{3}{4} \times \dfrac{3}{4} = \dfrac{9}{{16}}\)
Vậy xác suất cần tính là: \(\dfrac{9}{{16}} \times \dfrac{1}{2} = \dfrac{9}{{32}}\)
Hướng dẫn giải:
Từ kiểu gen của con suy ra kiểu gen của cặp bố mẹ