Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là thông tin, dấu hiệu được dùng trên hàng hóa có nguồn gốc địa lý cụ thể và sở hữu chất lượng riêng biệt hoặc danh tiếng bởi địa điểm đó. Quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế đã đưa nông nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ:yêu cầu của thị trường trong nước tăng cao, đòi hỏi những sản phẩm chế biến sâu, chất lượng, đồng thời chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, đối với các mặt hàng nông sản, chỉ dẫn địa lý (CDĐL) trở thành công cụ hữu hiệu để bảo hộ các sản phẩm đặc sản, thúc đẩy tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và mở rộng thương mại, đưa nông sản Việt Nam tiến xa hơn ra thế giới.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), tính đến tháng 10/2019, Việt Nam đã bảo hộ 70 chỉ dẫn địa lý quốc gia. Như vậy, trong hơn 10 năm qua, số sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý quốc gia đã tăng 3,5 lần. Trong đó, có 47% sản phẩm là trái cây, 23% là các sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp, 12% là thủy sản, 8% là gạo. Có 5 sản phẩm không phải là thực phẩm được bảo hộ, là: Nón lá Huế, thuốc lào Tiên Lãng, thuốc lào Vĩnh Bảo, cói Nga Sơn và hoa mai vàng Yên Tử. Trên phạm vi cả nước, đã có 41 tỉnh/thành phố có sản phẩm được bảo hộ CDĐL.
CDĐL đã bước đầu tác động tích cực đến giá trị của sản phẩm như nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, cam Cao Phong, cà phê Sơn La, hạt điều Bình Phước, rau an toàn Mộc Châu… Giá bán của các sản phẩm sau khi được bảo hộ đều có xu hướng tăng, cụ thể như: cam Cao Phong giá bán tăng gần gấp đôi, chuối ngự Đại Hoàng tăng 100-130%, bưởi Phúc Trạch tăng 10-15%, đặc biệt như bưởi Luận Văn giá bán tăng lên 3,5 lần so với trước khi được bảo hộ ..., nhiều sản phẩm đã xuất khẩu có gắn CDĐL như: nước mắm Phú Quốc, vải thiều Thanh Hà, xoài cát Hòa Lộc, vải thiều Lục Ngạn…Việc xây dựng, phát triển và quản lý CDĐL cũng góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy hoạt động liên kết vùng để phát triển các sản phẩm chủ lực liên tỉnh, liên vùng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
(Nguồn: https://hanoimoi.com.vn/ và Cục sở hữu Trí Tuệ 2019)
Đâu không phải là vai trò của việc đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với các mặt hàng nông sản nước ta hiện nay?
Trả lời bởi giáo viên
Vai trò của việc đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với các mặt hàng nông sản nước ta là:
- Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm: rất nhiều nông sản nước ta sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã tăng giá lên tới 120% - 150% => A đúng
- Thứ 2, việc đăng kí chỉ dẫn địa lý cho thấy sản phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, có quy trình sản xuất an toàn chất lượng => tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khó tính ở Mỹ, châu Âu…=> B đúng
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông sản của địa phương còn giúp người sản xuất và tiêu dùng nâng cao nhận thức tích cực về các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, tạo thói quen tiêu dùng lành mạnh => C đúng
- Việc đa dạng hóa các mặt hàng nông sản phụ thuộc vào đặc điểm lợi thế về tự nhiên của vùng đó cũng như nhu cầu thị trường => việc đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm không có vai trò trong việc giúp đa dạng hóa các mặt hàng nông sản. => D sai
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin cuối