Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau đây:
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép
“Mặc dù tên cướp rất hung hăng
gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8
Rồi cô hỏi
- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu
Hùng nhanh nhảu
- Thưa cô
chủ ngữ đang nằm trong nhà giam ạ
Trả lời bởi giáo viên
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép
“Mặc dù tên cướp rất hung hăng
gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8
Rồi cô hỏi
- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu
Hùng nhanh nhảu
- Thưa cô
chủ ngữ đang nằm trong nhà giam ạ
- Câu 1: Cô giáo viết lên bảng một câu ghép ( ) : trình bày một sự việc -> câu kể -> đặt dấu hai chấm ( : )
- Câu 2: “Mặc dù tên cướp rất hung hăng ( ) gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8 ( )”
+Đặt giữa hung hăng và gian xảo ngăn cách giữa hai tính từ cùng cấp độ thì ta dùng dấu phẩy (,)
+Toàn bộ câu này là một câu kể nên kết thúc câu đặt dấu chấm (.)
- Câu 3: Rồi cô hỏi ( ) : Trình bày một sự việc -> câu kể -> đặt dấu hai chấm ( : )
- Câu 4: Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ( ) : Hỏi một vấn đề -> câu hỏi
- Câu 5: Hùng nhanh nhảu ( ) : Kể một sự việc -> câu kể -> đặt dấu hai chấm ( : )
- Câu 6: Thưa cô ( ) chủ ngữ đang nằm trong nhà giam ạ ( )
+ Sau chữ thưa cô thì đặt dấu phẩy để ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính trong câu
+Kết thúc câu đặt dấu chấm than
Đáp án đúng
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép ( : )
“Mặc dù tên cướp rất hung hăng ( , ) gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8 ( . )”
Rồi cô hỏi ( : )
- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ( ? )
Hùng nhanh nhảu ( : )
- Thưa cô ( , ) chủ ngữ đang nằm trong nhà giam ạ ( ! )
Hướng dẫn giải:
Con suy nghĩ, xác định mục đích của câu rồi đặt dấu câu sao cho phù hợp