Câu hỏi:
2 năm trước

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Phép lai P: 2 cây đều dị hợp 1 cặp gen giao phấn với nhau, tạo ra F1 có 4 loại kiểu hình. Cho cây thân cao, hoa đỏ F1 tự thụ phấn, tạo ra F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở F2 có thể là trường hợp nào sau đây?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: b

Phép lai P: 2 cây đều dị hợp 1 cặp gen giao phấn với nhau → thân cao hoa đỏ F1 dị hợp tử về các cặp gen.

Các đáp án đưa ra đều có 3 hoặc 4 loại kiểu gen → Không có HVG.

TH1: Các gen phân li độc lập

P: Aabb × aaBb → thân cao, hoa đỏ F1: AaBb tự thụ: AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) → có 9 loại kiểu hình không giống đáp án đề đưa ra → Loại.

TH2: Các gen liên kết với nhau

\(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}} \to \) Thân cao hoa đỏ F1: \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) tự thụ: \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}} \to 1\frac{{Ab}}{{Ab}}:2\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{aB}} \to \) Tỉ lệ kiểu gen 1:2:1.

Hướng dẫn giải:

Xét 2 trường hợp:

+ Phân li độc lập

+ Liên kết gen

Viết sơ đồ lai để tính tỉ lệ kiểu gen ở mỗi trường hợp.

Câu hỏi khác

Câu 5:

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Các con cừu mang gen sinh sản protein của người trong sữa của chúng là thành tựu của:

79 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 7:

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Dựa vào sự thích nghi của động vật với nhân tố sinh thái nào sau đây, người ta chia động vật thành nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt?

114 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước