Câu hỏi:
2 năm trước

Con hãy nhận xét cách sử dụng hình ảnh nhân hóa trong bài thơ sau :

Chú kiến bé xíu

Sáng nay tìm mồi

Gặp được miếng bánh

Của ai đánh rơi

 

Kiến tha không xuể

Vì bánh quá to

Chú liền đi gọi

Mọi người cùng lo.

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng:

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Kiến xưng hô giống như con người: chú

Dùng từ ngữ chỉ  hoạt động, tính cách, suy nghĩ của con người để nói về kiến: đi gọi

Vậy cả hai đáp án a, b đều đúng.

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và tìm các hình ảnh nhân hóa: Chú kiến, đi gọi

Câu hỏi khác

Câu 3:

Trước cuộc thi, Ngựa Con đã sửa soạn cho mình những gì ?

Cuộc chạy đua ở trong rừng

1. Ngày mai, muông thú trong rừng mở cuộc thi chạy để chọn con vật chạy nhanh nhất.

Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng nhà vô địch…

2. Ngựa Cha thấy thế bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

Ngựa Con không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi, móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà !

3. Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

4. Tiếng hô "Bắt đầu!" vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất… Vòng thứ hai…Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn. 

Ngựa Con đã rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

Theo XUÂN HOÀNG

- Nguyệt quế : cây lá mềm có màu sáng như dát vàng. Người xưa kết lá nguyệt quế thành vòng để tặng người chiến thắng.

Móng : miếng sắt hình vòng cung gắn vào dưới móng  chân lừa, ngựa … để bảo vệ chân.

Đối thủ : người (hoặc đội) tranh thắng thua với người (đội) khác.

Vận động viên : người thi đấu thể thao.

118 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 5:

Chuyện gì đã xảy đến với Ngựa Con khi chạy đến vòng thứ 2 ?

Cuộc chạy đua ở trong rừng

1. Ngày mai, muông thú trong rừng mở cuộc thi chạy để chọn con vật chạy nhanh nhất.

Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng nhà vô địch…

2. Ngựa Cha thấy thế bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

Ngựa Con không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi, móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà !

3. Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

4. Tiếng hô "Bắt đầu!" vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất… Vòng thứ hai…Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn. 

Ngựa Con đã rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

Theo XUÂN HOÀNG

- Nguyệt quế : cây lá mềm có màu sáng như dát vàng. Người xưa kết lá nguyệt quế thành vòng để tặng người chiến thắng.

Móng : miếng sắt hình vòng cung gắn vào dưới móng  chân lừa, ngựa … để bảo vệ chân.

Đối thủ : người (hoặc đội) tranh thắng thua với người (đội) khác.

Vận động viên : người thi đấu thể thao.

100 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 7:

Nguyên nhân nào khiến Cóc phải kiện Trời ?

Cóc kiện Trời

1. Ngày xưa, có một năm trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng. 

Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo. Tất cả đều đi theo.

2. Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo : 

- Anh Cua bò vào chum nước này, cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp hai bên.

Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé  tẹo dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó bắt Cáo. Chó mới ra tới cửa, Gấu quật Chó chết tươi. Trời càng tức, sai thần Sét trị gấu. thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ đã bị Ong bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.

3. Trời túng thế, đành mời Cóc vào. Cóc tâu :

- Muôn tâu Thượng đế ! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt nước mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.

Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói : 

-Thôi cậu về đi. Ta sẽ cho mưa xuống !

Lại còn dặn thêm:

-Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây !

Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.

Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.

- Thiên đình : triều đình ở trên trời, theo tưởng tượng của người xưa.

- Náo động : làm ầm ĩ, ồn ào

- Lưỡi tầm sét : vũ khí hình cái búa của thần sét

- Địch thủ : người đối chọi

- Túng thế (núng thế) : rơi vào cảnh lúng túng, không có lối thoát.

- Trần gian : thế giới của con người trên mặt đất.

101 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước