Trả lời bởi giáo viên
Hàm số f(x)=x3−3x−1 là hàm đa thức có tập xác định là R nên liên tục trên R. Do đó hàm số liên tục trên mỗi khoảng (−2;−1),(−1;0),(0;2).
Ta có
∙ {f(−2)=−3f(−1)=1⇒f(−2)f(−1)<0 ⇒(1) có ít nhất một nghiệm thuộc (−2;−1).
∙ {f(−1)=1f(0)=−1⇒f(−1)f(0)<0 ⇒(1) có ít nhất một nghiệm thuộc (−1;0).
∙ {f(2)=1f(0)=−1⇒f(2)f(0)<0 ⇒(1) có ít nhất một nghiệm thuộc (0;2).
Như vậy phương trình (1) có ít nhất ba nghiệm thuộc khoảng (−2;2).
Tuy nhiên phương trình f(x)=0 là phương trình bậc ba có nhiều nhất ba nghiệm.
Vậy phương trình f(x)=0 có đúng 3 nghiệm trên R.
Hướng dẫn giải:
Xét trên từng khoảng thích hợp, kiểm tra nghiệm của phương trình trong khoảng đó bằng cách sử dụng định lý:
Nếu hàm số y=f(x) liên tục trên (a;b) và f(a).f(b)<0 thì tồn tại ít nhất một số x0∈(a;b) sao cho f(x0)=0.
Giải thích thêm:
Cách CASIO. (i) Chọn MODE 7 (chức năng TABLE) và nhập: F(X)=X3−3X−1.
(ii) Ấn “=” và tiếp tục nhập: Start↔−5 (có thể chọn số nhỏ hơn).
End↔5 (có thể chọn số lớn hơn).
Step↔1 (có thể nhỏ hơn, ví dụ 12).
(iii) Ấn “=” ta được bảng sau:

Bên cột X ta cần chọn hai giá trị a và b (a<b) sao cho tương ứng bên cột F(X) nhận các giá trị trái dấu, khi đó phương trình có nghiệm (a;b). Có bao nhiêu cặp số a,b như thế sao cho khác khoảng (a;b) rời nhau thì phương trình f(x)=0 có bấy nhiêu nghiệm.