Chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu Suy nghĩ về nhân vật tôi trong Tôi yêu em Ngữ văn 11 ,Cánh Diều gồm 2 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Suy nghĩ về nhân vật tôi trong Tôi yêu em
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật xưng "tôi" trong bài thơ Tôi yêu em.
Suy nghĩ về nhân vật tôi trong Tôi yêu em (mẫu 1)
Nhắc đến những bài thơ tình nổi tiếng thế giới hẳn người ta không thể không nhắc đến bài thơ “Tôi yêu em” của Pus-kin. Bài thơ là tiếng lòng của chàng trai yêu chân thành, say đắm nhưng đầy cao thượng, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không thể nào phai.
Bài thơ mở đầu bằng cụm từ “Tôi yêu em” là một lời thổ lộ, giãi bày nhưng cũng chính là một lời tự nhủ gắn gọn trực tiếp, giản dị của chàng trai. Nhưng lịch lí là tình yêu ấy chưa bao giờ lụi tắt mà càng ngày càng mãnh liệt vậy mà phải đau đớn đi đến một quyết định dứt khoát đầy lí trí: chối bỏ tình yêu của chính mình,, dập tắt ngọn lửa tình trong lòng “để nó không làm phiền em thêm nữa”. Ta cảm nhận được ở đó một sự dằn lòng, một sự chế ngự, một sự vượt lên đầy khó khăn. Khi con người ta đã yêu một cách chân thành, đích thực, phải dứt bỏ tình yêu đó của chính mình là nỗi đau không gì bù đắp nổi. Vậy mà người con trai ở đây đã bỏ qua cái tôi, bỏ qua tình cảm cá nhân của mình để chỉ nghĩ đến việc sao cho người yêu của mình được hạnh phúc. Nhưng tình yêu đâu phải là một thứ tình cảm đơn thuần thoảng qua mà dễ dàng dứt bỏ. Càng tìm cách dập tắt, nó càng như ngọn lửa bùng lên mãnh liệt. Tình yêu đó cháy bỏng âm thầm, cuồng nhiệt trong vô vọng, đắm đuối đến bối rối, lo âu, thấp thỏm, rụt rè lẫn hậm hực ghen tuông. Chàng trai ấy đã không ngần ngại, không giấu giếm nói lên tâm sự của mình và cũng chính là nói thay cho lời của biết bao người đang yêu khác. Nhưng dường như đó cũng chỉ là những sự cố gắng cuối cùng để bày tỏ lòng mình cho người mình yêu được biết. Tình cảm đó cũng dễ hiểu bởi tình yêu của chàng giành cho cô gái là rất lớn. Nó là cho người ta tưởng rằng chàng trai có lẽ sẽ không thể dứt bỏ được tình cảm của mình. Nhưng không, câu thơ cuối xuất hiện thật bất ngờ hàm chứa nhiều ý vị, dư ba: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Đó là sự thăng hoa của tình yêu. Bản thân lời cầu chúc đã biểu lộ cái cao thượng trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Song còn nhiều hơn thế, Pus-kin đã quên đi “cái tôi” của mình để nghĩ đến người mình yêu. Thi sĩ đã gửi gắm cho một người khác, người thứ ba, tất cả tình cảm nâng niu, trân trọng đối với người mình yêu và ao ước mong nàng được hạnh phúc. Đó là một thái độ ứng xử đầy tính văn hóa trong tình yêu cũng chính là trong cuộc sống nói chung. Sức mạnh tình yêu của nhân vật trữ tình cũng chính là của nhà thơ đã biến bài thơ thành một trong những sáng tạo hấp dẫn nhất của thiên tài Pus-kin.
Suy nghĩ về nhân vật tôi trong Tôi yêu em (mẫu 2)
Pu-skin không chỉ là Mặt trời của nền thi ca Nga ở tư cách công dân mà còn là thi sĩ ca hát về tình yêu. Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông. Bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời giản dị, trong sáng nhất. Tình yêu đó bắt đầu từ những điều bình dị nhất như cách xung hô Tôi / em. Nó thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Tình yêu của Puskin không một tình yêu ích kỉ, vụ lợi, ông tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, không hờn dỗi, trách móc hay oán thán. Lời cầu mong cuối bài thơ cũng còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng và cao thượng, cầu mong hạnh phúc sẽ đến với cô gái mà chàng trai yêu sâu đậm. Yêu là muốn những điều tốt đẹp nhất đến với người mình yêu.