Trả lời Câu 4 trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp
Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?
Trả lời:
- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt: Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi. Đồng thời, ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.
- Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du:
+ Điểm tương đồng: đều mang giá trị nhân đạo bao la, sâu sắc, cảm thông, thấu hiểu cho những số phận bất hạnh, đầy bi kịch, đau khổ.
+ Điểm khác biệt: Ở Truyện Kiều, thể hiện giá trị nhân đạo ấy thông qua lòng đồng cảm của tác giả tới người phụ nữ xưa thông qua nhân vật Thúy Kiều. Qua đó, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Truyện Kiều còn là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người.