Lý thuyết các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - SGK Lịch sử 10

BÀI 7. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI

1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

a. Bối cảnh lịch sử:

Thời gian: Giữa thế kỉ XVIII

Địa điểm: Bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra châu Âu và Bắc Mỹ

Thuận lợi:

- Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công

- Có tích lũy tưu bản

- Giàu tài nguyên thiên nhiên

- Lực lượng lao động dồi dào

b. Thành tựu cơ bản:

Năm

Ngành

Phát minh

Nhà sáng chế

Quốc gia

1733

Dệt

“Con thoi bay”

Giôn Cay

Anh

1764

Dệt

Máy kéo sợi Gien-ni

Diêm Ha-gri-vơ

Anh

1769

Dệt

Máy kéo sợi chạy bằng sức nước

Ri-chắc Ác-rai

Anh

1784

Luyện kim

Lò luyện quặng theo phương pháp “pút-đinh”

Hen-ri-cót

Anh

1784

Dệt

Máy hơi nước

Giêm Oát

Anh

1785

Dệt

Máy dệt chạy bằng hơi nước

Ét-mơn Các-rai

Anh

1804

Giao thông vận tải

Đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên

Ri-chác Tơ-re-vi-thích

Anh

1807

Giao thông vận tải

Chế tạo thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước

Rô-bớt Phơn-tơn

Mỹ

2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

a. Bối cảnh lịch sử

Thời gian: Từ giữa thế kỉ XIX đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914)

Nước Anh tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước

Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp: đầu tư tư bản tài chính lớn, tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông phát triển,…

Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học đã đạt được nhiều thành tựu: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niu-tơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hóa (Đác-uyn)

b. Những thành tựu cơ bản

Năm

Ngành

Phát minh

Nhà sáng chế

1821

Khoa học kĩ thuật

Động cơ điện

Mai-cơn Pha-ra-đây

1858

Luyện kim

Quá trình luyện thép theo phương pháp lò cao

Hen-ri Bê-sê-mơ

1879

Điện

Bóng đè sợi đốt trong

Ê-đi-xơn

1896

Giao thông vận tải

Xe hơi bốn bánh đầu tiên

Công ti Pho Mô-tô

1897

Khoa học kĩ thuật

Máy vô tuyến điện

Gu-li-ê-li-nô Mác-cô-ni

1903

Giao thông vận tải

Máy bay chạy bằng động cơ xăng

Anh em nhà Rai

3. Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

a. Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế

- Tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động.

- Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong ngành kinh tế khác, Nhiều phương tiện giao thông, thông tin liên lạc mới xuất hiện, thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện cuộc sống con người.

b. Tác động về mặt xã hội, văn hóa

* Tác động tích cực:

* Tác động tiêu cực:

- Ô nhiễm môi trường

- Bóc lột lao động phụ nữ, và trẻ em

- Xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.