11/
Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời đã tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu đồn giặc tơi bời
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu nỗi đời
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
12/
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
[Tràng giang – Huy Cận]
13/
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
[Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên]
14/
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa
[Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên]
15/
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
[Đây mùa thu tới – Xuân Diệu]
16/
Sen tàn mướp cũng đi tu
Lá tre đã thả một mùa heo may
Con sông không ốm mà gầy
Mắt em chưa tối mà đầy hoàng hôn
[Thu cảm – Phạm Công Tr]
17/
“Cứ như thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…” [Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành]
18/
“Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” [Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân]
19/
“Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” [Tuyên ngôn độc lập – HCM]
2O/
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” [Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh]
------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI:
- Chỉ ra các phép tu từ được dùng trong văn bản
- Nhận biết các BPTT đó qua từ ngữ nào? Chỉ rõ tiểu loại [Ví dụ: ẩn dụ hình thức hay cách thức,…]
- Việc sử dụng BPTT đó có tác dụng gì đối với văn bản [cả về mặt nội dung và hình thức của văn bản]