Bài 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ
I- MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Nhớ tên đường phố nơi em ở và đường phố gần trường học.
- Nêu đặc điểm của các đường phố này.
- Phân biệt sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè: hiểu lòng đường dành cho xe cộ đi lại, vỉa hè dành cho người đi bộ.
2) Kĩ năng: Mô tả con đường nơi em ở.
- Phân biệt các âm thanh trên đường phố.
- Quan sát và phân biệt hướng xe đi tới.
3) Thái độ: Không chơi trên đường phố và đi bộ dưới lòng đường.
II/ NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
I/ Ồn định tổ chức: II/Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên kiểm tra lại An toàn và nguy hiểm. - Gọi học sinh lên bảng kiểm tra - Giáo viên nhận xét, góp ý sửa chữa III/ Bài mới: - Giới thiệu bài: Một số đặc điểm của đường phố là: - Đường phố có tên gọi. - Mặt đường trải nhựa hoặc bê tông. - Có lòng đường (dành cho các loại xe) vỉa hè (dành cho người đi bộ). - Có đường các loại xe đi theo một chiều và đường các loại xe đi hai chiều. - Đường phố có (hoặc chưa có) đèn tín hiệu giao thông ở ngã ba, ngã tư. - Đường phố có đèn chiếu sáng về ban đêm. Khái niệm: Bên trái- Bên phải Hoạt đông 1: Giới thiệu đường phố - GV phát phiếu bài tập: + HS nhớ lại tên và môt số đặc điểm của đường phố mà các em đã quan sát. - GV gọi một số HS lên kể cho lớp nghe về đường phố ở gần nhà (hoặc gần trường) mà các em đã quan sát. GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi: 1. Tên đường phố đó là? 2. Đường phố đó rộng hay hẹp? 3. Con đường đó có nhiều hay ít xe đi lại? 4. Có những loại xe nào đi lại trên đường? 5. Con đường đó có vỉa hè hay không? - GV có thể kết hợp thêm một số câu hỏi: + Xe nào đi nhanh hơn? (Ô tô xe máy đi nhanh hơn xe đạp). + Khi ô tô hay xe máy bấm còi người lái ô tô hay xe máy có ý định gì? + Em hãy bắt chước tiếng còi xe (chuông xe đạp, tiếng ô tô, xe máy…). - Chơi đùa trên đường phố có được không? Vì sao? Hoạt động 2:Quan sát tranh Cách tiến hành: GV treo ảnh đường phố lên bảng để học sinh quan sát - GV đăt các câu hỏi sau và gọi một số em HS trả lời: + Đường trong ảnh là loại đường gì? (Trải nhựa; Bê tông; Đá; Đất). + Hai bên đường em thấy những gì? (Vỉa hè, nhà cửa, đèn chiếu sáng, có hoặc không có đèn tín hiệu). + Lòng đường rộng hay hẹp? + Xe cộ đi từ phía bên nào tới? (Nhìn hình vẽ nói xe nào từ phía bên phải tới xe nào từ phía bên trái tới). Hoạt động 3:Vẽ tranh Cách tiến hành: GV đặt các câu hỏi sau để HS trả lời: + Em thấy người đi bộ ở đâu? + Các loại xe đi ở đâu? + Vì sao các loại xe không đi trên vỉa hè? Hoạt động 4: Trò chơi “Hỏi đường” Cách tiến hành: - GV đưa 1 số ảnh đường phố, nhà có số cho HS quan sát. - Hỏi HS biển đề tên phố để làm gì? - Số nhà để làm gì? Kết luận:Các em cần nhớ tên đường phố và số nhà nơi em ở để biết đường về nhà hoặc có thể hỏi thăm đường về nhà khi em không nhớ đường đi. IV/ Củng cố: a)Tổng kết lại bài học: + Đường phố thường có vỉa hè cho người đi bộ và lòng đường cho các loại xe. + Có đường một chiều và hai chiều. + Những con đường đông và không có vỉa hè là những con đường không an toàn cho người đi bộ. + Em cần nhớ tên đường phố nơi em ở để biết đường về nhà. b)Dặn dò về nhà + Khi đi đường, em nhớ quan sát tín hiệu đèn và các biển báo hiệu để chuẩn bị cho bài học sau. |
+ Hát, báo cáo sĩ số - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn. + Cả lớp chú ý lắng nghe - 02 học sinh nhắc lại tên bài học mới - Hs làm phiếu. - 3 hs kể. - 3 hs trả lời. - HS thực hiện quan sát tranh theo hướng dẫn của giáo viên - Hs trả lời. - HS trả lời. - 2 hs trả lời. - Hs quan sát. - Học sinh trả lời - Hs lắng nghe. - Hs liên hệ. |