Câu 6
6. Công thức biểu thị sự cố định nitơ tự do là
A. N2+3H2−>2NH3.
B. 2NH3−>N2+3H2
C. 2NH+4−>2O2+8e−−>N2+4H2O
D. glucôzơ+2N2—>axitamin
Phương pháp giải:
Cố định nitơ tự so là sự hình thành nitơ hữu cơ nhờ các điều kiện vật lý
Lời giải chi tiết:
Công thức biểu thị sự cố định Nito tự do là:
N2+3H2−>2NH3
Chọn đáp án A
Câu 7
7. Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim
A. đêcacboxilaza B. đêaminaza.
C. nitrôgenaza. D. perôxiđaza.
Phương pháp giải:
Enzim thường được đặt tên theo cơ chất hay loại phản ứng mà nó xúc tác.
Lời giải chi tiết:
Quá trình cố định nito ở các vi khuẩn cố định nito tự do phụ thuộc vào loại enzim nitrogenaza
Chọn đáp án C
Câu 8
8. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là
A. pha sáng. B. chu trình Canvin
C. chu trình CAM. D. pha tối
Phương pháp giải:
Mía là thực vật C4
Lời giải chi tiết:
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên glucose ở cây mía là chu trình Canvin
Chọn B
Câu 9
9. Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chuông thuỷ tinh kín dưới ánh sáng. Nồng độ CO2 thay đổi thế nào trong chuông?
A. Không thay đổi.
B. Giảm đến điểm bù của cây C3.
C. Giảm đến điểm bù của cây C4.
D. Nồng độ CO2 tăng.
Phương pháp giải:
Để dưới ánh sáng thì cây có quang hợp.
Lời giải chi tiết:
Hai cây C3 và C4 cùng để trong một chuông thủy tinh dưới ánh sáng thì nồng độ CO2 sẽ giảm đến điểm bù cây c4
Chọn C
Câu 10
10. Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì
A. sử dụng con đường quang hợp C3
B. giảm độ dày của lớp cutin ở lá.
C. vòng đai Caspari phát triển giữa lá và cành.
D. sử dụng con đường quang hợp CAM.
Phương pháp giải:
Thực vật chịu hạn vẫn cần thực hiện các hoạt động sống cần thiết của nó.
Lời giải chi tiết:
Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì sử dụng con đường quang hợp CAM.
Chọn D