Bài 32. Thực hành tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp trên thế giới SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi mục I trang 120 SGK Địa lí 10

Cho bảng số liệu:

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới giai đoạn 1990 – 2020.

- Lấy năm 1990 = 100%, tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện qua các năm.

- Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ, trục tung thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện (%), trục hoành thể hiện thời gian (năm).

b. Dựa vào biểu đồ, em hãy nhận xét tình hình tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trong giai đoạn trên.

Phương pháp giải:

- Bước 1: Xử lí số liệu.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện qua các năm:

Lấy số liệu từng năm 2000, 2010 và 2020 lần lượt chia cho số liệu năm 1990 x 100.

Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ năm 2000 so với năm 1990 = 3598,3 : 3157,9 x 100 = 113,9%.

- Bước 2: Vẽ biểu đồ.

- Bước 3: Nhận xét.

Lời giải chi tiết:

a. Vẽ biểu đồ

* Xử lí số liệu:

Bảng tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới giai đoạn 1990 – 2020

(Đơn vị: %)

* Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới giai đoạn 1990 – 2020 (%)

b. Nhận xét

Sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới giai đoạn 1990 – 2020 có xu hướng tăng liên tục, điện có tốc độ tăng nhanh hơn.

- Điện tăng từ 100% (năm 1990) lên 217,5% (năm 2020), tăng 117,5%.

- Dầu mỏ tăng từ 100% (năm 1990) lên 131,9% (năm 2020), tăng 31,9%.

=> Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng nhanh gấp gần 3,7 lần so với sản lượng dầu mỏ.

Câu 2

Trả lời câu hỏi mục II trang 120 SGK Địa lí 10

Dựa vào các bản đồ trong bài 30. Địa lí các ngành công nghiệp và hiểu biết của bản thân, em hãy lựa chọn một trong những ngành công nghiệp đã học và viết báo cáo về một vấn đề của ngành công nghiệp em đã chọn.

Phương pháp giải:

Quan sát các hình bản đồ trong bài 30 và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp điện tử – tin học là ngành có vị trí then chốt, thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.