Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do
Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết ion, do vậy sự hình thành NaCl phải là sự cho nhận e của cation (Na+) và anion (Cl-)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A sai. Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm có cùng số electron lớp ngoài cùng là 8 electron (trừ He có 2 electron ở lớp ngoài cùng)
Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?
Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy
Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều bền với nhiệt.
(b) Tất cả các chất ion đều tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
(c) Trong hợp chất, kim loại luôn nhường electron, phi kim luôn nhận electron.
(d) Khi tạo liên kết hóa học, nguyên tử chlorine chỉ tạo ion âm bằng cách nhận thêm 1 electron.
(e) Các nguyên tố khí hiếm đều rất khó hoặc không kết hợp với nguyên tố khác thành hợp chất
Số phát biều đúng là
(a) sai vì hợp chất cộng hóa trị kém bền với nhiệt
(b) đúng
(c) đúng
(d) đúng vì chlorine (Cl) là phi kim thuộc nhóm VIIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng, cần thêm 1 electron để có cấu trúc electron lớp ngoài cùng của khí hiếm gần nhất => Cl có khả năng nhận 1 electron tạo ion âm
(e) đúng vì các nguyên tố khí hiếm rất bền
Đáp án C
Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?
Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu trong phân tử tạo ra liên kết
=> Lực hút tĩnh điện giữa cation và anion
Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khi hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng
Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khi hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron.
Liên kết cộng hóa trị là liên kết
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron dùng chung
Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
(b) Nguyên tố tạo ion dương có thể là nguyên tố kim loại hoặc nguyên tố phi kim.
(c) Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
(d) Sau khi các nguyên tử liên kết với nhau, số electron ở lớp ngoài cùng sẽ giống với nguyên tố khí hiếm.
(e) Khi các chất ion và chất cộng hóa trị tan trong nước đều tạo dung dịch có khả năng dẫn điện được.
Số phát biểu sai là
(a) sai vì He có 2 electron ở lớp ngoài cùng
(b) sai. Nguyên tố tạo ion dương là nguyên tố kim loại. Nguyên tố tạo ion âm là nguyên tố phi kim
(c) sai vì nguyên tố tạo ion âm là nguyên tố phi kim
(d) đúng
(e) sai vì có chất cộng hóa trị không tan trong nước
Đáp án D
Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử K thường
K là kim loại có 1 electron ở lớp ngoài cùng
=> Nhường 1 electron khi tham gia liên kết
Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp chất tan được trong nước thành dung dịch dẫn điện thường là hợp chất ion.
(b) Trong phân tử, hợp chất gồm các nguyên tố C, H chỉ có liên kết cộng hóa trị.
(c) Để có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng thì nguyên tử Na hoặc nhường 1 electron hoặc nhận 7 electron.
(d) Hợp chất chỉ gồm các nguyên tố phi kim thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt.
(e) Chất cộng hóa trị luôn ở thể rắn.
Số phát biểu đúng là
(a) đúng
(b) đúng vì C, H là các phi kim
(c) sai vì Na là kim loại có xu hướng nhường 1 electron
(d) đúng
(e) sai vì chất cộng hóa trị có thể tồn tại ở ba dạng: rắn, lỏng, khí
Nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns1. Nguyên tố Y có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5. Liên kết hoá học trong phân tử giữa X và Y là
Nguyên tố X sẽ nhường 1 electron cho nguyên tố Y
=> Tạo thành ion X+ và Y-
=> Liên kết ion
Trong giấm gạo có chứa từ 7% đến 20% acetic acid (phân tử gồm 2 nguyên tử carbon, 4 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen). Biết khối lượng nguyên tử carbon, hydrogen, oxygen lần lượt là 12 amu, 1 amu, 16 amu. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Do phân tử gồm các nguyên tử C, H, O là các phi kim => Acetic acid là chất cộng hóa trị (A đúng) (B sai)
Khối lượng phân tử của acetic acid = 2.Khối lượng C + Khối lượng H + 2.Khối lượng O = 2.12 + 1+ 2.16 = 60 amu (C đúng)
Có khối lượng của C là 12 amu => D đúng
Chọn nhận định chưa chính xác về tinh thể ion
B sai vì H2O đá có mạng tinh thể phân tử
Trong quả nho chín có chứa nhiều glucose. Phân tử glucose gồm có 6 nguyên tử carbon, 12 nguyên tử hydrogen và 6 nguyên tử oxygen. Biết khối lượng nguyên tử carbon, hydrogen, oxygen lần lượt là 12 amu, 1 amu, 16 amu. Phát biểu nào sau đây đúng?
Do các nguyên tố C, H, O đều là nguyên tố phi kim => Tạo liên kết cộng hóa trị => Glucose là chất cộng hóa trị (A đúng) (B, D sai)
Khối lượng phân tử của glucose = 6.Khối lượng C + 12.Khối lượng H + 6.Khối lượng O = 6.12 + 12 + 6.16 = 180 amu (C sai)
Tính chất không chính xác về hợp chất cộng hoá trị là:
Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái
Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu. Các chất phụ gia này thường là các muối của một số kim loại, trong đó có muối X gồm 1 nguyên tử kim loại M và 2 nguyên tử Cl. Biết X có khối lượng phân tử là 135 amu và khối lượng của Cl, Cu, Na, Fe lần lượt là 35,5 amu, 64 amu, 23 amu, 56 amu. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Khối lượng của X = Khối lượng của M + 2.Khối lượng của Cl
=> 135 = Khối lượng của M + 2.35,5 => Khối lượng của M = 64 amu => M là Cu (A đúng)
M là kim loại, Cl là phi kim => Liên kết trong X là liên kết ion (B đúng)
Để tạo thành liên kết trong ion, kim loại nhường electron, phi kim nhận electron (C đúng) (D sai)
Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do
Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết ion, do vậy sự hình thành NaCl phải là sự cho nhận e của cation (Na+) và anion (Cl-)
Đơn chất magnesium và đơn chất chlorine phản ứng với nhau tạo thành hợp chất magnesium chloride là hợp chất có cấu trúc tinh thể. Cho biết nguyên tố magnesium thuộc nhóm IIA, nguyên tố chlorine thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn hóa học. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Biết Mg thuộc nhóm IIA => Mg là kim loại và có 2 electron ở lớp ngoài cùng => Mg nhường 2 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất => Tạo ion dương Mg2+
Biết Cl thuộc nhóm VIIA => Cl là phi kim và có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Cl nhận 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất => Tạo ion âm Cl-
=> Hợp chất magnesium chloride chứa liên kết ion
Hợp chất ion có tính chất tan được trong nước tạo dung dịch dẫn điện
Điểm chung giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết ion là
Điểm chung giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết ion là các nguyên tử tham gia liên kết đều đạt cấu hình electron của khí hiếm bền vững.
Chất nào sau đây có liên kết ion?
A sai, oxygen được tạo từ 2 nguyên tố O là phi kim
B sai, ammonia được tạo từ 1 nguyên tố N và 3 nguyên tố H đều là phi kim
D sai, hydrogen được tạo từ 2 nguyên tố H là phi kim
C đúng, magnesium oxide tạo từ 1 nguyên tố Mg (kim loại) và 1 nguyên tố O (phi kim)
Đáp án C