Bài tập: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918

Câu 1 Trắc nghiệm

Nhân tố nào đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản (thời gian và tốc độ) cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

Câu 2 Trắc nghiệm

Đức, Áo- Hung và Italia là những nước thuộc trong phe nào?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Năm 1882, Đức cùng Áo- Hung và Italia thành lập Liên minh tay ba được gọi là phe Liên minh.

Câu 3 Trắc nghiệm

Phe hiệp ước bao gồm những quốc gia nào?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Để đối phó với hành động của phe Liên minh, Anh, Pháp và Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp- Nga (1890), Anh- Pháp (1904) và Anh- Nga (1907) => hình thành phe Hiệp ước

Câu 4 Trắc nghiệm

Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916), Đức đã sử dụng chiến lược gì?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức sử dụng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng để đánh Pháp, sau đó quay sang tấn công Nga. Ở mặt trận phía Đông, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” đã bị thất bai do thắng lợi của quân Pháp trên sông Mác-nơ và quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu.

Câu 5 Trắc nghiệm

Trong giai đoạn hai của chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng tham chiến của phe Hiệp ước có sự biến đổi như thế nào?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Trong giai đoạn hai của chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng tham chiến của phe Hiệp ước có sự biến đổi:

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), nhà nước Xô viết rút nước Nga ra khỏi chiến tranh với hòa ước Brét-li-tốp

- Mĩ tham chiến, trở thành lực lượng lãnh đạo của phe Hiệp ước khi Anh, Pháp suy yếu

Câu 6 Trắc nghiệm

Sự kiện nào chứng tỏ sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)

Câu 7 Trắc nghiệm

Vì sao đầu thế kỉ XX, ở châu Âu lại hình thành hai khối quân sự kình địch nhau?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự kình địch nhau:

- Khối Liên minh: gồm Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a ra đời năm 1882.

- Khối Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga hình thành năm 1907.

Câu 8 Trắc nghiệm

Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ngày 28-6-1914, thái tử Áo- Hung bị một phần tử Xéc-bi (đồng minh của Anh) ám sát tại Bô-xni-a. Sự kiện này chính là duyên cớ trực tiếp châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 9 Trắc nghiệm

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những nét chính trong giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Những nét chính trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Thời kì đầu, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia.

- Nhiều loại vũ khí được đưa vào sử dụng.

- Đến năm 1916, hai phe chuyển sang thế cầm cự.

- Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thống trị.

=> Loại trừ đáp án: A

Câu 10 Trắc nghiệm

Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau (Liên minh- Hiệp ước) ở châu Âu, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị tiến hành chiến tranh thế giới là dấu hiệu chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng

Câu 11 Trắc nghiệm

Vì sao Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Đức tiến lên chủ nghĩa đế quốc khi phần lớn đất đai trên thế giới đã được phân chia xong. Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh nhưng lại có quá ít thuộc địa, Đức công khai đòi dùng vũ lực để phân chia lại thế giới. Do đó Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa .

Câu 12 Trắc nghiệm

Sự kiện nào đánh dấu nước Nga rút ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, đáp ứng nguyện vọng hòa bình của quần chúng, nhà nước Xô viết kí riêng với Đức Hòa ước Bret litốp (3-3-1918) nhượng cho Đức một phần lãnh thổ của đế quốc Nga để rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc.

Câu 13 Trắc nghiệm

Chiến tranh thế giới thứ nhất không mang tính chất nào sau đây?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là cuộc chiến tranh diễn ra giữa các nước đế quốc để tranh giành, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới. Do đó nó mang tính chất đế quốc, xâm lược, phi nghĩa

Câu 14 Trắc nghiệm

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp) mặc dù nền kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ, Nhật Bản) lại có nền kinh tế nhanh phát triển, nhưng có ít thuộc địa. Đây chính là nguồn gốc, nguyên nhân sâu sa khiến cho mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt và dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh

Câu 15 Trắc nghiệm

Sự kiện nào diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động tích cực đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nó mở ra một con đường cứu nước mới cho Việt Nam. Vì cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách thống trị của đế quốc Nga