Cường độ dòng điện \({I_1},{I_2}\) tương ứng chạy qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là:
Hai đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp với nhau
=> Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1 và Đ2 có cường độ bằng nhau và bằng cường độ của mạch chính
\({I_1} = {I_2} = I = 0,5A\)
Cường độ dòng điện \({I_1},{I_2}\) tương ứng chạy qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là:
Hai đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp với nhau
=> Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1 và Đ2 có cường độ bằng nhau và bằng cường độ của mạch chính
\({I_1} = {I_2} = I = 0,5A\)
Hai đèn được gọi là mắc nối tiếp với nhau nếu:
Ta có: Đoạn mạch mắc nối tiếp thì hai dụng cụ đo có 1 điểm chung
=> Hai đèn được gọi là mắc nối tiếp với nhau nếu chúng có 1 điểm chung
Hai đèn được gọi là mắc song song với nhau nếu:
Ta có: Đoạn mạch song song thì hai dụng cụ đo có 2 điểm chung
=> Hai đèn được gọi là mắc song song với nhau nếu chúng có 2 điểm chung
Cho mạch điện như sơ đồ sau:
Phát biểu nào dưới đây là đúng đối với hai bóng đèn được mắc trong mạch điện này?
Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp: Cường độ dòng điện: \(I = {I_1} = {I_2} = ... = {I_n}\)
=> Cường độ dòng điện chạy qua hai đèn là như nhau
Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có mối quan hệ nào dưới đây?
Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp: Hiệu điện thế: \(U = {U_1} + {U_2} + ... + {U_n}\)
=> Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn
Trong mạch điện có sơ đồ như hình sau. Các ampe kế có số chỉ được ghi tương ứng trên hình vẽ là \({I_1},{I_2},{I_3}\). Giữa các số chỉ này có mối quan hệ nào dưới đây?
Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp: Cường độ dòng điện: \(I = {I_1} = {I_2} = ... = {I_n}\)
=> Số chỉ của các ampe kế là như nhau hay \({I_1} = {I_2} = {I_3}\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình sau. Cường độ dòng điện chạy qua ba bóng đèn có mối quan hệ nào dưới đây?
Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp: Cường độ dòng điện: \(I = {I_1} = {I_2} = ... = {I_n}\)
=> Cường độ dòng điện chạy qua ba bóng đèn là như nhau
Hai bóng đèn trong mạch điện có sơ đồ nào sau đây không mắc song song?
Ta có: Đoạn mạch song song thì hai dụng cụ đo có 2 điểm chung
Trong các sơ đồ trên, ta thấy sơ đồ A giữa 2 bóng đèn có 1 điểm chung => hai bóng đèn mắc nối tiếp nhau
=> Hai bóng đèn ở sơ đồ hình A không mắc song song
Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì giữa cường độ dòng điện mạch chính và các mạch rẽ có mỗi quan hệ nào dưới đây?
Ta có, trong đoạn mạch mắc song song: Cường độ dòng điện: \(I = {I_1} + {I_2} + ... + {I_n}\)
=> Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.
Có hai bóng đèn Đ1 và Đ2 giống nhau cùng ghi \(3V\) được mắc song song vào mạch với nguồn điện gồm \(2\) pin mắc nối tiếp., mỗi pin có ghi \(1,5V\). Nếu tháo bỏ bớt đèn Đ2 đi thì đèn Đ1 còn lại sẽ có độ sáng thay đổi như thế nào?
Vì đèn Đ1 được mắc song song với đèn Đ2 nên nếu tháo bỏ bớt đèn Đ2 đi thì đèn Đ1 vẫn sáng bình thường như trước.
Có một nguồn điện \(6V\), một bóng đèn Đ1 có ghi \(6V\) và một bóng đèn Đ2 có ghi \(12V\). Có thể mắc hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho như thế nào để cả hai bóng đèn đồng thời sáng bình thường?
Vì nguồn điện có hiệu điện thế \(6V\) bằng hiệu điện thế của đèn Đ1 nên có thế mắc song song để đèn sáng bình thường, nhưng hiệu điện thế của đèn Đ2 có hiệu điện thế \(12V\) lớn hơn hiệu điện thế của nguồn. Vì vậy không có cách nào có thể mắc hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho như thế nào để cả hai bóng đèn đồng thời sáng bình thường.
Các bóng đèn dùng trong gia đình được mắc song song là vì lí do nào sau đây?
Các bóng đèn dùng trong gia đình được mắc song song là vì để khi một bóng đèn hỏng ( đứt dây tóc) thì các bóng đèn còn lại vẫn sáng bình thường.
Hai bóng đèn ở sơ đồ nào trong các sơ đồ sau không mắc nối tiếp với nhau?
Ta có: Đoạn mạch nối tiếp thì hai dụng cụ đo có 1 điểm chung
Ở sơ đồ hình B, ta thấy hai bóng đèn có 2 điểm chung => chúng mắc song song với nhau
=> Hai bóng đèn ở sơ đồ hình B không mắc nối tiếp nhau
Trong mạch điện có sơ đồ như hình sau. Ampe kế có số chỉ \(I = 0,54A\). Biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua đèn Đ2. Cường độ dòng điện qua đèn Đ1 có giá trị là:
Vì đèn 1 mắc song song với đèn 2, nên ta có: \(I = {I_1} + {I_2}\) (1)
Theo đề bài ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}I = 0,54A\\{I_1} = 2{I_2}\end{array} \right.\)
Thay vào (1), ta được:
\(\begin{array}{l}I = 2{I_2} + {I_2} = 0,54\\ \to {I_2} = 0,18A,{I_1} = 0,36A\end{array}\)
Cho mạch điện như hình sau:
Biết các hiệu điện thế \({U_{12}} = 2,4V;{U_{23}} = 2,5V\). Hiệu điện thế \({U_{13}} = ?\)
Hai đèn mắc nối tiếp nhau nên ta có: \({U_{13}} = {U_{12}} + {U_{23}}\)
Thay số vào, ta được: \({U_{13}} = 2,4 + 2,5 = 4,9V\)
Cho mạch điện như hình sau:
Biết hiệu điện thế \({U_{23}} = 11,5V;{U_{13}} = 15,8V\). Hiệu điện thế \({U_{12}} = ?\)
Hai đèn mắc nối tiếp nhau nên ta có: \({U_{13}} = {U_{12}} + {U_{23}}\)
Thay số vào, ta được: \(15,8 = {U_{12}} + 11,5 \to {U_{12}} = 15,8 - 11,5 = 4,3V\)
Mạch điện có sơ đồ như hình dưới.
Khi công tắc K đóng, ampe kế có số chỉ là \(I = 0,25A\), vôn kế có số chỉ là \(U = 5,8V\), vôn kế V1 có số chỉ \({U_1} = 2,8V\)
Cường độ dòng điện \({I_1},{I_2}\) tương ứng chạy qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là:
Hai đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp với nhau
=> Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1 và Đ2 có cường độ bằng nhau và bằng cường độ của mạch chính
\({I_1} = {I_2} = I = 0,25A\)
Mạch điện có sơ đồ như hình dưới.
Khi công tắc K đóng, ampe kế có số chỉ là \(I = 0,25A\), vôn kế có số chỉ là \(U = 5,8V\), vôn kế V1 có số chỉ \({U_1} = 2,8V\)
Hiệu điện thế \({U_1}\) giữa hai đầu bóng đèn Đ1 có giá trị là
Hai đèn mắc nối tiếp nhau nên ta có: \(U = {U_1} + {U_2}\) (1)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}U = 5,8V\\{U_2} = {U_{{V_1}}} = 2,8V\end{array} \right.\)
Thay vào (1) , ta suy ra: \({U_1} = 5,8 - 2,8 = 3V\)
Cho mạch điện như hình dưới. Trong đó nguồn điện có hiệu điện thế là \(6V\)
Khi công tắc K mở, các vôn kế V và V1 có số chỉ Um và U1m tương ứng là bao nhiêu?
Khi K mở vôn kế V chỉ hiệu điện thế của nguồn \({U_m} = 6V\)
Vôn kế V1 chỉ \({U_1}_m = 0\) vì khi đó không có dòng điện chạy qua