Trường hợp nào ta có thể nghe rõ tiếng vang?
Trong các trường hợp trên, trường hợp nói to trong hang động lớn ta có thể nghe rõ tiếng vang nhất
Khi sử dụng gạch có lỗ thì khả năng cách âm tốt hơn so với gạch đúc. Lí giải nào sau đây là đúng nhất?
Khi sử dụng gạch có lỗ thì khả năng cách âm tốt hơn so với gạch đúc vì các lỗ gạch chứa không khí nên âm truyền qua khó hơn
Bề mặt nào phản xạ âm tốt?
Ta có: Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)
=>Bề mặt của một tấm kính phản xạ âm tốt
Tìm câu nói đúng về ô nhiễm tiếng ồn?
A, B, D – sai
C – đúng
Tại sao các phòng ghi âm người ta thường làm tường xù xì kèm theo treo rèm nhung dày?
Các phòng ghi âm người ta thường làm tường xù xì kèm theo treo rèm nhung dày là để giảm tiếng vang hay nói cách khác là để giảm phản xạ âm
Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng:
Cách giải:
Các biện pháp trống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng:
+ Giảm độ to của tiếng ồn phát ra bằng cách ống xả xe máy có lắp bộ phận giảm thanh
+ Ngăn chặn đường truyền âm bằng cách xây tường ngăn cách
+ Làm cho âm truyền theo hướng khác bằng cách trồng nhiều cây xanh
→ Cả A, B, C đều đúng
Yếu tố nào sau đây quyết định điều kiện để có tiếng vang?
Yếu tố quyết định điều kiện để có tiếng vang chính là khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm
Chọn câu trả lời đúng? Tại sao khi đi guốc gỗ trên cầu thang có lát gạch hoa ta nghe thấy âm thanh to hơn khi đi bằng dép cao su?
Cách giải:
Khi đi guốc gỗ trên cầu thang có lát gạch bông ta nghe thấy âm thanh to hơn khi đi bằng dép cao su. Vì:
+ Dép cao su là vật liệu hấp thu âm tốt do đó âm phát ra đã bị hấp thu
+ Guốc gỗ cứng là vật liệu truyền âm và phản xạ âm tốt do đó mà âm phát ra to hơn
+ Dép cao su là vật liệu đàn hồi, mềm nên phản xạ âm kém không tạo thành tiếng vang
→ A, B và C đều đúng
Trong phòng nhỏ, thông thường ta không nghe thấy tiếng vang bởi vì:
Trong phòng nhỏ, thông thường ta không nghe thấy tiếng vang bởi vì âm phản xạ tới tai ta cùng một lúc với âm truyền trực tiếp.
Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
Cách giải:
Để hấp thụ bớt âm phải dùng các vật mềm, có bề mặt xù xì, không dùng các vật cứng và nhẵn vì chúng phản xạ âm đồng thời hấp thụ âm kém.
→ Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là: dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
Một con tàu thám hiểm trên mặt biển phát ra siêu âm mất \(1,5\) giây sau mới nhận được siêu âm phản xạ. Hỏi độ sâu của đáy biển là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm của nước biển là \(1500m/s\).
Gọi \(d\) - là độ sâu của đáy biển
Ta có, quãng đường mà sóng âm truyền đến đáy biển sau đó phản xạ ngược lại tàu là:
\(s = 2d\)
Mặt khác, ta có:
\(\begin{array}{l}s = vt \leftrightarrow 2d = vt\\ \to d = \frac{{vt}}{2} = \frac{{1500.1,5}}{2} = 1125m\end{array}\)
Em phải đứng cách xa một vách núi ít nhất bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm của âm trong không khí là \(340m/s\)
Để có tiếng vang trong không khí, thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng \(\frac{1}{{15}}\) giây, âm đi được một quãng đường là:
\(s = vt = 340.\frac{1}{{15}} = 22,67m/s\)
Vậy, để nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình, phải đứng cách vách núi ít nhất: \(\frac{{22,67}}{2} \approx 11,34m\)
Đứng trong một hành lang dài, cách một bức tường \(10m\), một học sinh gõ mạnh lên sàn nhà. Nếu vận tốc âm trong không khí là \(340m/s\) thì sau bao lâu bạn học sinh đó nghe được âm phản xạ?
Ta có:
+ Quãng đường mà âm truyền được là: \(s = 2.10 = 20m\) (quãng đường âm truyền từ lúc bạn học sinh đó gõ mạnh lên sàn nhà => truyền đến tường => phản xạ lại bạn học sinh đó)
Thời gian bạn đó nghe thấy âm phản xạ là:
\(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{20}}{{340}} = 0,059s\)
Người ta kiểm tra chi tiết máy bằng thép nhờ một máy dò lỗ hổng dùng siêu âm, vận tốc truyền siêu âm là \(2500m/s\). Tín hiệu đầu tiên phản xạ sau \(8\mu s\left( {8\mu s = {{8.10}^{ - 6}}s} \right)\) kể từ lúc phát tín hiệu, còn tín hiệu thứ 2 sau \(20\mu s\) tính từ tín hiệu đầu.
Lỗ hổng phát hiện được nằm ở độ sâu?
Ta có \({t_1} = 8\mu s\) - là thời gian máy phát hiện điểm đầu tiên của lỗ hổng (hay quãng đường từ đầu chi tiết đến đây chính là độ sâu lỗ hổng nằm trong vật)
Gọi \(d\) - độ sâu phát hiện lỗ hổng
Ta có:
\(\begin{array}{l}2d = v{t_1}\\ \to d = \dfrac{{v{t_1}}}{2} = \dfrac{{{{2500.8.10}^{ - 6}}}}{2} = 0,01m = 10mm\end{array}\)
Người ta kiểm tra chi tiết máy bằng thép nhờ một máy dò lỗ hổng dùng siêu âm, vận tốc truyền siêu âm là \(2500m/s\). Tín hiệu đầu tiên phản xạ sau \(8\mu s\left( {8\mu s = {{8.10}^{ - 6}}s} \right)\) kể từ lúc phát tín hiệu, còn tín hiệu thứ 2 sau \(20\mu s\) tính từ tín hiệu đầu.
Độ cao của chi tiết được kiểm tra
Ta có \({t_2} = 20\mu s\) - là thời gian máy phát hiện điểm cuối cùng của lỗ hổng (hay quãng đường từ đầu chi tiết đến cuối lỗ hổng của vật)
Gọi \(h\) - độ cao của chi tiết được kiểm tra
Ta có:
\(\begin{array}{l}2h = v{t_2}\\ \to h = \dfrac{{v{t_2}}}{2} = \dfrac{{{{2500.20.10}^{ - 6}}}}{2} = 0,025m = 25mm\end{array}\)
Đặt một mặt chắn ở phía trước một nguồn âm và đặt tai ngay tại nguồn âm đó, nhận thấy sau \(\frac{1}{4}s\) thì nghe thấy âm phản xạ. Hỏi mặt chắn đó đặt cách nguồn âm bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s
Quãng đường âm truyền đi được:
\(S=v.t=340.\frac{1}{4}=85m\)
Quãng đường âm thanh đi được bằng 2 lần khoảng cách từ nguồn âm đến vật chắn nên mặt chắn cách nguồn âm 1 khoảng:
\(L=\frac{S}{2}=\frac{85}{2}=42,5m\)
Để đo độ sâu của biển người ta dùng sóng siêu âm. Thời gian khi phát ra âm đến khi nhận được âm phản xạ là 4 giây. Tính độ sâu của biển, biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s.
Quãng đường sóng siêu âm đi được:
\(S=v.t=1500.4=6000m\)
Độ sâu của đáy biển:
\(h=\frac{S}{2}=\frac{6000}{2}=3000m\)
Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang, biết vận tốc của âm trong không khí là 340 m/s và để nghe được tiếng vang thì âm phản xạ đến sau âm trực tiếp ít nhất \(\frac{1}{15}\) giây?
Âm thanh đi đến tường sẽ phản xạ lại và đi đến tai người nghe, nên quãng đường mà âm đi được dài gấp đôi khoảng cách từ người nói đến tường.
Để nghe được tiếng vang thì âm phản xạ phải đến sau âm trực tiếp ít nhất \(\frac{1}{15}\)giây.
Quãng đường âm thanh đi được trong \(\frac{1}{15}\) giây:
\(S=v.t=340.\frac{1}{15}=22,66\left( m \right)\)
Vậy khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường là: \(d=\frac{S}{2}=\frac{22,66}{2}=11,33\left( m \right)\)
Đâu không phải là ứng dụng của phản xạ âm
Cách giải:
- Các ứng dụng của phản xạ âm là:
+ Xác định độ sâu của biển
+ Trong y học, dùng máy siêu âm để khám bệnh
+ Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn
- Treo rèm vải trong phòng hoà nhạc với mục đích là hấp thụ âm tốt hơn, làm giảm sự phản xạ âm.Từ đó giúp nghe nhạc rõ hơn, hay hơn.