• Lớp Học
  • Vật Lý
  • Mới nhất

Câu 1 ( 4 điểm) Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một gương phẳng tại hai điểm I và K như hình vẽ (H1). a) Vẽ tia phản xạ của 2 tia tới SI và SK. b) Chứng minh rằng 2 tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau 1 góc vuông. c) Giả sử góc tạo bởi tia tới SK với gương phẳng bằng 300. Chiếu một tia sáng từ S tới gương đi qua trung điểm M của đoạn thẳng nối hai điểm I và K. Xác định góc tạo bởi tia phản xạ của hai tia SK và SM. Câu 2 ( 4 điểm) Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là 330m. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn. a) Tính thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại. b) Cùng với lúc phát ra âm, vật chuyển động đều về phía bức tường và vuông góc với bức tường với vận tốc 15m/s. Xác định khoảng cách của vật với bức tường khi nó gặp âm phản xạ từ bức tường dội lại. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Câu 3 (5 điểm) Tia sáng Mặt Trời nghiêng 1 góc = 480 so với phương ngang. Cần đặt một gương phẳng như thế nào để đổi phương của tia sáng thành phương nằm ngang? Câu 4 ( 3 điểm) Hai quả cầu nhẹ A và B được treo gần nhau bằng 2 sợi chỉ tơ, chúng hút nhau. Hỏi các quả cầu đã bị nhiễm điện như thế nào? Câu 5 ( 4 điểm) Một viên bi thép rỗng ở giữa có khối lượng 390g, thể tích 100cm3. Hãy xác định thể tích phần rỗng của viên bi, biết khối lượng riêng của thép là 7800kg/ m3

1 đáp án
28 lượt xem
1 đáp án
21 lượt xem

Câu 21: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 1 phút) Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố: A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 22: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 5 phút) Một vật có thể tích 0,1m3 và trọng lượng 2500N. Để giữ vật cân bằng trong nước phải tác dụng lên vật một lực có phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên và có độ lớn: A. 2500N B. 1000N C. 1500N D. > 2500N Câu 23: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 5 phút) Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm^3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m^3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là: A. 4000N; B. 40000N; C. 2500N; D. 40N. Câu 24: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 14, thời gian làm 5 phút) Treo một vật nặng có thể tích 0,5dm^3 vào đầu của lực kế rồi nhúng ngập vào trong nước, khi đó lực kế chỉ giá trị 5N.Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m^3, trọng lượng thực của vật nặng là A. 10N. B. 5,5N. C. 5N. D. 0,1N. Câu 25: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 15, thời gian làm 4 phút) Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là: A. 1,7N; B. 1,2N; C. 2,9N; D. 0,5N. Câu 26: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 15, thời gian làm 4 phút) Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m^3. Thể tích của vật là: A. 213cm^3; B. 183cm^3; C. 30cm^3; D. 396cm^3. Câu 27: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 1 phút) Một vật được nhúng vào trong một chất lỏng sẽ chịu tác dụng của hai lực, trọng lượng P của vật và lực đẩy Ác-si-mét FA. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Vật sẽ nổi lên khi FA = P. B. Vật sẽ nổi lên khi FA > P. C. Vật sẽ nổi lên khi FA < P. D. Vật luôn bị dìm xuống do trọng lực. Câu 28: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 1 phút) Gọi dv là trọng lượng riêng của chất làm vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Điều nào sau đây là không đúng? A. Vật sẽ chìm xuống khi dv > d. B. Vật sẽ chìm xuống một nửa khi dv < d. C. Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi dv > d. D. Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi dv = d. Câu 29: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 5 phút) Một vật bằng gỗ có thể tích 5dm^3. Thả vào trong nước thấy vật bằng gỗ nổi trên mặt nước. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000N/m^3, của nước 10000N/m^3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật bằng gỗ là; A. 50000N; B. 30000N; C. 50N; D. 30N. Câu 30: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 16, thời gian làm 5 phút) Một quả cầu rỗng bằng đồng được treo vào 1 lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 3,56N. Nhúng chìm quả cầu vào trong nước số chỉ của lực kế giảm 0,5N. Biết dnước= 10000N/m3, dđồng = 89000N/m3. Thể tích phần rỗng của quả cầu là: A. 40cm^3; B. 50cm^3; C. 34cm^3; D. 10cm^3.

1 đáp án
20 lượt xem

Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Hãy chọn câu trả lời đúng. Công thức tính áp suất là: A. p = $\frac{F}{S}$ B. p = $\frac{S}{F}$ C. F = $\frac{P}{S}$ D. F = $\frac{S}{p}$ Câu 2: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác? A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép. B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép. C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật. D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép. Câu 3: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Đơn vị đo áp suất là gì ? A. Niutơn (N). B. Niutơn mét (Nm). C. Niutơn trên mét (N/m). D. Niutơn trên mét vuông (N/m2). Câu 4: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ? A. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. B. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ. C. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn. D. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn. Câu 5: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép. B. Tăng diện tích bị ép. C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 6: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 1 phút) Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? E. Giảm áp lực lên diện tích bị ép. F. Tăng diện tích bị ép. G. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. H. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 7: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Trong các lực sau đây lực nào gây được áp lực ? A. Trọng lượng của một vật treo trên lò xo. B. Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó. C. Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường. D. Một nam châm hút chặt cái đinh sắt. Câu 8: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Lực nào sau đây không phải là áp lực? A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang. B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh. C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn. D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật Câu 9: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2 thì khối lượng của người đó là bao nhiêu ? A. 540N. B. 54kg. C. 600N. D. 60kg. Câu 10: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 8, thời gian làm 3 phút) Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất. A. 36N/m^2. B. 36 000N/m^2. C. 360 000N/m^2. D. 18 000N/m^2.

1 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem