• Lớp 9
  • Vật Lý
  • Mới nhất

cần giấp ạ Khi đưa cực N của nam châm 1 lại gần một đầu cực của nam châm 2 mất hết kí hiệu từ cực, ta quan sát thấy chúng hút nhau. Vì ... A. đầu tiếp xúc của thanh nam châm 1 là cực Bắc. B. đầu tiếp xúc của thanh nam châm 2 là cực Bắc. C. đầu tiếp xúc của thanh nam châm 1 là cực Nam. D. đầu tiếp xúc của thanh nam châm 2 là cực Nam. Đáp án của bạn: Câu 02: Làm thế nào có thể nhận biết được các từ cực của một kim nam châm khi nó đã bị phai màu sơn ? A. Đặt kim nam châm đứng yên tại vị trí cân bằng thì đầu nào hướng về hướng Bắc địa lí thì đầu đó là cực bắc, đầu kia là cực nam của kim nam châm . B. Đặt kim nam châm đứng yên tại vị trí cân bằng thì đầu nào hướng về hướng Bắc địa lí thì đầu đó là cực Nam, đầu kia là cực Bắc của nam châm . C. Đặt kim nam châm trên bàn, cực bắc chỉ hướng bắc, cực nam chỉ hướng nam . D. Đưa lại gần dây dẫn AB có dòng điện chạy qua kim nam châm bị lệch thì đầu bị lệch là cực bắc, đầu kia là cực nam . Đáp án của bạn: Câu 03: Nam châm vĩnh cửu hút được các vật nào sau đây ? A. Sắt và đồng . B. Nhôm và thép . C. Sắt và thép. D. Sắt và chì. Đáp án của bạn: Câu 04: Chọn câu phát biểu đúng. A. Khi ngắt điện, lõi nhôm mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính. B. Khi ngắt điện, lõi sắt non vẫn giữ được từ tính còn lõi thép thì mất hết từ tính. C. Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi đồng thì vẫn giữ được từ tính. D. Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.

2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem

1.Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 6V. Điện năng tiêu thụ trên dây dẫn khi có dòng điện cường 2A chạy qua trong 1 giờ là: a.1200J b.43200J c.10800J d.12J 2.Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng?Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua: a.Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua. b.Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn với thời gian dòng điện chạy qua. c.Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn. d.Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua. 3.Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V – 880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày. Tính tiền điện phải trả cho việc dùng lò sưởi như trên trong suốt mùa đông, tổng cộng là 30 ngày. Cho rằng giá tiền điện là 2000 đồng/kW.h. a.211200 đồng b.105600 đồng c.105600 đồng d.264000 đồng 4.Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật Jun - Len xơ? a.Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. b.Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. c.Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. d.Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. 5.Dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng? a.Acquy đang nạp điện b.Bình điện phân c.Quạt điện d.Ấm điện

2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
32 lượt xem
2 đáp án
33 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem