• Lớp 9
  • GDCD
  • Mới nhất
2 đáp án
26 lượt xem
2 đáp án
30 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem
1 đáp án
64 lượt xem

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Bát chè sẻ đôi Có một đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi đem ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn mà anh em phục vụ vừa mang lên, sẻ một nửa cho đồng chí liên lạc. - Cháu ăn đi ! Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng từ bên ngoài, Bác giục: - Ăn đi, Bác cùng ăn ... Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin: - Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu ăn mất một nửa. - Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn sợ Bác không vui, mà ăn thì biết chắc là các anh mắng mỏ rồi... (Trích trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, 2007) a. Câu chuyện trên thể hiện phẩm chất gì của Bác Hồ? b. Hãy nêu hiểu biết của em về phẩm chất đạo đức đó. Suy nghĩ của em về sự thể hiện phẩm chất đó trong xã hội ngày nay.

2 đáp án
100 lượt xem

Câu 1: ...” Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng,là nguồn sống ,nguồn hạnh phúc của chúng ta.Trong xã hội ta,không có nghề nào thấp kém chỉ những kẻ lười biếng,ỷ lại mới đáng xấu hổ.Người nấu bếp,người quét rác cũng như thầy giáo,kỹ sư ...nếu làm trọn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau.” ( Trích trong HCM toàn tập- Tập IX). Em có cảm nghĩ gì về đoạn văn trên?Vì sao nói:” Lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân ( Điều 55/Hiến pháp) .Để trở thành người lao động tốt,công dân có ích cho xã hội; ngay từ bây giờ em cần phải làm gì? Câu 2: Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao? 1. Lao động là việc kiếm tiền bằng mọi cách. 2. Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động. Câu 3: Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao? 1/. Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước 2/. Tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội là quyền của mọi người 3/.Tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân. Câu 4: Em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu về: a/ Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương b/ Các hoạt động “ đền ơn,đáp nghĩa”đối với các gia đình thương binh,liệt sĩ,chiến sĩ... c/ Các hoạt động của đội dân phòng,tổ an ninh ở địa phương. Câu 5: Nêu rõ nội dung về bảo vệ Tổ quốc? Hãy cho biết :”Ngày hội Quốc phòng toàn dân là ngày nào”? Để thực hiện tốt Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc,học sinh phải làm gì? Câu 6: Hãy nêu rõ mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Người sống có đạo đức là người thể hiện được giá trị với bản thân và với mọi người như thế nào? Câu 7: Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó? + Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức + Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật + Biện pháp khắc phục *** Bài tập tình huống : Bài 16, 18

2 đáp án
101 lượt xem
2 đáp án
26 lượt xem
2 đáp án
95 lượt xem

1.Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền sở hữu đối với A:tài sản được thừa kế. B:đất sản xuất nông nghiệp. C:nguồn ngân sách nhà nước. D:quỹ bảo trợ xã hội. 2.Gia đình các ông A, B, C, D đều bị lũ cuốn trôi nhà cửa và mọi tài sản nên ông A rủ ông B và ông D tìm kế sinh nhai. Được phân công cảnh giới để ông A và ông B vào rừng chặt gỗ nhưng vì đau ruột thừa nên ông D phải vào viện điều trị. Ông C thay mặt bốn gia đình đi nhận hàng cứu trợ, bị ông D nghi ngờ việc ăn bớt hai thùng mì tôm, ông C yêu cầu ông D công khai xin lỗi ông trước nhiều người. Hành vi của những ai sau đây vi phạm pháp luật? A:Ông C và ông D. B:Ông A, ông B và ông D. C:Ông A và ông B. D:Ông B, ông C và ông D. 3.Khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt không đúng với lỗi vi phạm của mình công dân cần vận dụng quyền nào sau đây? A:Phòng vệ. B:Tố cáo. C:Khởi kiện. D:Khiếu nại. 4.Hành vi nào sau đây không bị pháp luật nước ta nghiêm cấm trong việc phòng chống tệ nạn xã hội? A:Hiến tặng nội tạng. B:Lên án các bệnh truyền nhiễm. C:Tiêm chích ma túy. D:Công khai danh tính người nhiễm HIV. 5.Công dân thực hiện những hành vi phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội là tôn trọng A:tập tục. B:lẽ phải. C:các loại nhu cầu. D:mọi lợi ích riêng. 6.Công dân thực hiện những hành vi phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội là tôn trọng A:tập tục. B:lẽ phải. C:các loại nhu cầu. D:mọi lợi ích riêng.

2 đáp án
42 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem
2 đáp án
82 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem

1.Mức độ vi phạm pháp luật của công dân là cơ sở để xác định A:giao dịch dân sự. B:năng lực cá nhân. C:quan hệ xã hội. D:trách nhiệm pháp lí. 2.Tính dân chủ không thể hiện trong hành vi nào sau đây của công dân? A:Từ chối vận chuyển chất độc hại. B:Ủy quyền thực hiện nghĩa vụ cử tri. C:Thảo luận mức thu quỹ khu dân cư. D:Đóng góp ý kiến dự thảo luật. 3.Các bạn Q, P, B, C, D cùng là học sinh lớp 9A tham gia hoạt động dã ngoại. Bạn P lấy dao khắc tên mình lên di sản văn hóa và bị bạn Q phê phán. Cho rằng Q nâng cao quan điểm, bạn B đã bày tỏ sự ủng hộ P và phản đối Q gay gắt. Khi Q và B xảy ra xung đột, bạn C đã miệt thị hai bạn là vô văn hóa và rủ D cùng ra về. Những ai sau đây chưa thể hiện việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A:Bạn P, B và bạn C. B:Bạn B, P và bạn D. C:Bạn Q, C, D và bạn B. D:Bạn B, C và bạn D. 4.Các chị A, B, C, D là nhân viên công ty dược phẩm X. Sau khi cùng được phân công bán thuốc tân dược tại hệ thống đại lí của công ty, chị A áp dụng hình thức giao hàng tại nhà cho khách, còn chị B khuyên mọi người cùng chị bán hàng 24/24 giờ. Vì sức khỏe yếu, chị C và D vẫn giữ nguyên cách thức kinh doanh truyền thống. Những ai sau đây thể hiện sự năng động, sáng tạo? A:Chị B, C, D. B:Chị C và chị D. C:Chị A, C, D. D:Chị A và chị B. 5.Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mọi học sinh cần phải A.hi sinh quyền lợi riêng. B.có tính kỉ luật. C:từ chối tham gia hoạt động tập thể. D:làm theo mọi ý kiến đóng góp. 6.Công dân có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi nào sau đây? A:Giao hàng không đúng hợp đồng. B:Buôn bán động vật quý hiếm. C:Điều khiển xe vượt đèn đỏ. D:Tàng trữ trái phép chất ma túy. 7.Được ông B nhờ trông nhà trong thời gian gia đình ông đi du lịch, anh A đã rủ anh C bạn học cùng trường Đại học X mang xe mô tô của ông B đi đặt tại tiệm cầm đồ lấy 50 triệu đồng để tiêu sài. Anh A và anh C cùng phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A:Dân sự và hành chính. B:Hành chính và kỉ luật. C:Hành chính và hình sự. D:Hình sự và dân sự. 8.Xã X có bà V là chủ tịch, anh K là kế toán, ông B và chị N là xã viên. Trong cuộc họp tổng kết, anh K bị chị N phản đối việc anh từ chối công khai quyết toán thu chi xây dựng nhà văn hóa, cùng với quan điểm với chị N, ông B tiếp tục yêu cầu được chấp vấn kế toán nhưng bị bà V ngăn cản. Bức xúc, ông B bỏ họp ra về. Những ai sau đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? A:Anh K, bà V và ông B. B:Ông B, chị N và bà V. C:Ông B và anh K. D:Anh K và bà V. 9.Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi A:chia sẻ thông tin cá nhân. B:từ chối thu nhập ngoài luồng. C:tố cáo hành vi trái pháp luật. D:theo dõi hoạt động tín dụng.

2 đáp án
39 lượt xem