Nạn tảo hôn gây ra hậu quả như thế nào? Từ đó cho biết trách nhiệm của công dân trong hôn nhân?

2 câu trả lời

Tảo hôn” là việc kết hôn trước tuổi được phép kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình qui định: Tuổi được phép kết hôn đối với nam phải đủ 20 tuổi, đối với nữ phải đủ 18 tuổi trở lên (điều 9). Như vậy, việc kết hôn trước tuổi theo pháp luật qui định- gọi là “tảo hôn” bị pháp luật cấm. Nếu kết hôn trong trường hợp mà cả hai bên hoặc một trong hai bên chưa đủ tuổi kết hôn thì cả hai bên đều vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.Bên cạnh đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có dòng họ trong phạm vi ba đời (nếu ông, bà là anh, chị, em ruột thì đến đời cháu sẽ vẫn chưa thể được kết hôn với nhau)… cũng đang là một vấn nạn cần nhanh chóng loại bỏ.

Mỗi công dần cần được trang bị đầy đủ kiến thức để phòng chống nạn tảo hôn. Cùng nhau chung tay bài trừ nạn tảo hôn

Hậu quả:

- Trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ  trên 20 tuổi.

- Trẻ em buộc phải kết hôn sớm ít khi được tiếp tục việc học hành, cản trở họ có hy vọng về sự độc lập, cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ.

- Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.

- Tảo hôn còn ảnh hưởng đến chất lượng gia tăng dân số và mọi mặt trong đời sống xã hội.

Trách nhiệm của công dân:

- Tuyên truyền, vận động cùng với các biện pháp xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.

- Tích cực học tập, trau dồi kiến thức cho mình để nâng cao hiểu biết về nạn tảo hôn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm