• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Thơm thảo tấm lòng hướng đến người bán vé số nghèo trong mùa dịch.(Trích Báo Người lao động) Thấu hiểu được khó khăn của những người bán vé số trước dịch Covid 19, nhiều tấm lòng đã mang niềm vui đến với họ.Ngày 31.3.2020, chị Hồ Ngọc Diễm Trinh (Ngụ Tam Nông, Đồng Tháp) đã mua 1 tấn gạo về hỗ trợ cho người bán vé số trên địa bàn huyện, cùng với đó, chị còn hỗ trợ thêm 50.000d cho người bán vé số cao tuổi. Theo chi Trinh, qua truyền thông chị biết thông tin dừng phát hành sổ xố kiến thiết trong 14 ngày kể từ ngày 1.4 nhằm phòng chống lây lan dịch bệnh. Vì vậy, chị muốn chia sẻ với người dân nghèo mưu sinh bằng việc bán vé số dạo. “Do khả năng của gia đình chỉ có bấy nhiêu nên tôi chỉ giúp được phần nào.” Chị Trinh cho biết.Nhiều người bán vé số trên địa bàn huyện nghe tin đều rất vui mừng. Bà Ngọc, người bán vé số dạo tại huyện Tam Nông cho biết: “Mỗi ngày, tôi bán 200 tờ vé số nhưng chỉ đủ trang trải tiền ăn. Hôm nay nhận được sự hỗ trợ từ mạnh thường quân, tôi vui quá!”. Nếu mọi người cùng chung tay thì đất nước chúng ta sẽ vượt qua đại dịch này. 1. Xác định công dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong đoạn văn trên? 2. Tìm và xác định ý nghĩa của câu ghép trong đoạn văn trên? 3. Câu: “Mỗi ngày, tôi bán 200 tờ vé số nhưng chỉ đủ trang trải tiền ăn.Tìm và nêu tác dụng của trợ từ ? 4. Đặt 2 câu ghép nói về đạ i dịch Covid 19 , xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu?

1 đáp án
15 lượt xem

Câu 1: Một danh hiệu về người thầy của Nguyễn Thiếp mà nhân dân thường gọi là gì? 1 điểm Tuyết Giang phu tử La Sơn phu tử Nam Sơn phu tử Cả A,B,C đều đúng Câu 2: Câu nào dưới đây nói đúng về thể “tấu”? 1 điểm Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị Là loại văn thư của vua gửi cho dân chúng để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu. Câu A và C đúng. Câu 3: Bàn luận về phép học được trích dẫn từ đâu ? 1 điểm Bài cáo của vua Quang Trung Bài tấu của Nguyễn Thiếp Bài hịch của Nguyễn Thiếp Bài tấu của Nguyễn Trãi Câu 4: Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung được viết vào năm nào ? 1 điểm 1789 1791 1790 1792 Câu 5: Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì ? 1 điểm Học để làm người có đạo đức Học để trở thành người có tri thức Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước Gồm cả A, B và C Câu 6: Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán ? 1 điểm Làm cho “nước mất nhà tan” Làm cho đạo lí suy vong Làm cho “nền chính học bị thất truyền” Làm cho nhân tài bị thui chột Câu 7: Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào ? 1 điểm Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp. Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản. Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành. Gồm cả A, B và C. Câu 8: Câu văn nào thể hiện rõ nhất tác dụng của các “phép học” mà Nguyễn Thiếp nêu lên ? 1 điểm Họa may kẻ nhân tài mới lập đường công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đạo học thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Gồm câu A và B. Câu 9: Câu nào sau đây trong đoạn trích nêu rõ vai trò của việc học? 1 điểm Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy. Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu, tiện đấy mà đi học. Câu 10: Theo Nguyễn Thiếp, muốn học tốt thì phải làm gì? 1 điểm Đọc thật nhiều sách, tiếp thu thật nhiều tri thức. Có phương pháp học đúng đắn, đồng thời phải siêng năng chăm chỉ. Học phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. Cần phải có thầy thật giỏi thì mới học tốt.

2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem

Ăn thêm cái nữa đi con! – Ngán quá, con không ăn đâu! – Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng! – Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi! Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đì. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai: – Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chăng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn. – Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít. – Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi! (Lý Thanh Thảo, Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn ”, NXB Hội nhà văn 1994) a.câu truyện trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? b.xác định ít nhất 1 từ tượng hình 1 từ tượng thanh có trong văn bản c. thông điệp tác giả gửi gắm qua câu truyện trên em hiểu được như thế nào?Từ đó,em hãy liên hệ bản thân và nêu ra 1 vài hành độngthiết thực mà em có thể vận dụng trong cuộc sống hàng ngày sau khi hiểu được thông điệp của tác giả . trả lời bằng đoạn văn ngắn khoảng 3-4 câu

2 đáp án
153 lượt xem
2 đáp án
32 lượt xem
2 đáp án
103 lượt xem
2 đáp án
85 lượt xem

Bài 1. Xác định câu cảm thán trong các phần trích sau. Căn cứ vào những đặc điểm nào em xác định đó là câu cảm thán? a. Ôi quê hương! Mối tình tha thiết Cả một đời gắn chặt với quê hương. ( Tế Hanh) b. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú m,ày có lớn mà chẳng có khôn. ( Tô Hoài) c. Con này gớm thật! ( Nguyên Hồng) d. Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này! ( Buổi học cuối cùng) e. Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây!...Cái thì xộc xệch, cài thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không tróc cả ra như da thằng hủi. Bài tập 2. Chỉ ra những cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị. a. Khốn nạn! Nhà cháu đã khô ng có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. ( Ngô Tất Tố) b. Ha ha! Một lưỡi gươm! c. Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à?Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia. ( Ông lão đánh cá và con cá vàng) e. Ôi! Tai họa lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. ( Buổi học cuối cùng) Bài 3.Hãy đặt câu cảm thán nhằm bộc lộ cảm xúc trước các sự việc sau: a. Được điểm 10. b. Bị điểm kém. c. Khi nhìn thấy một con vật lạ

2 đáp án
80 lượt xem