• Lớp 8
  • Lịch Sử
  • Mới nhất
2 đáp án
14 lượt xem

39. Khối liên minh ra đời năm 1882 bao gồm những nước nào? A. Anh, Pháp, Ý. B. Pháp, Đức, Ý. C. Đức, Ý, Nhật Bản. D. Đức, Á- Hung, Ý. Câu 40. Máy hơi nước ra đời tạo điều kiện cho các ngành nào phát triển ? A. Nông nghiệp và thủ công nghiệp. B. Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc. C. Nông nghiệp, hàng hải. D. Công nghiệp, thông tin liên lạc. Câu 41. Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước nào? A. Anh. B. Pháp C. Mĩ. D. Đức. Câu 42. Sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới. A. Cách mạng tư sản hoàn thành ở Âu – Mĩ, các nước châu Á và châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa thực dân phương Tây. B. Các nước Âu – Mĩ đi xâm lược nhiều nơi trên thế giới. C. Các nước tư bản áp bức bóc lột với nhiều nước trên thế giới. D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đuọc sử dụng rộng rãi trên thế giới. Câu 43. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản là gì? A. Đập phá máy móc và đốt công xưởng. B. Mít tinh, biểu tình. C. Đưa dân biểu. D. Đấu tranh vũ trang. Câu 44. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chứng tỏ giai cấp công nhân lúc này đã? A. Chưa biết được kẻ thù của mình là ai. B. Phát triển nhận thức tới đỉnh cao. C. Nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình. D. Thấu hiểu rõ bản chất bóc lột của giới chủ và là kẻ thù của giai cấp mình.

1 đáp án
14 lượt xem

Câu 21. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chứng tỏ giai cấp công nhân lúc này đã? A. Chưa hiểu rõ kẻ thù của mình là ai. B. Phát triển nhận thức tới đỉnh cao. C. Nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình. D. Hiểu được con đường giải phóng giai cấp mình. 22. Vai trò của Quốc tế thứ nhất với phong trào công nhân quốc tế? A. Dẫn lối chỉ đường cho phong trào công nhân. B. Truyền bá chủ nghĩa Mác và lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế. C. Đưa ra những hình thức đấu tranh phong phú cho giai cấp công nhân. D. Truyền bá chủ nghĩa Mác cho giai cấp công nhân. Câu 23. Cuộc đấu tranh của công nhân thể hiện rõ tính chất quần chúng, rộng lớn nhất là cuộc đấu tranh nào? A. Khởi nghĩa của công nhân Pari. B. Phong trào “Hiến chương” ở Anh. C. Khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din. D. Khởi nghĩa của thợ Li-ông năm 1834. Câu 24. Các-mác, Ăng-ghen chống lại giai cấp nào? A. Vô sản. B. Công nhân. C. Nông dân. D. Tư sản. Câu 25. Đồng minh những người cộng sản là tổ chức của giai cấp nào? A.Vô sản quốc tế. B. Tư sản Đức. C. Quý tộc Pháp. D. Nông dân quốc tế. Câu 26. Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ hai thế giới là? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ. Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì? A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc sớm bị lỗi thời, cũ kĩ. B. Tư sản không chú trọng phát triển công nghiệp. C. Anh chú trọng phát triển thuộc địa. D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức. Câu 28. Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì? A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân. B. Chưa đề ra phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân. C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản. D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu bóc lột, xây dựng xã hội mới. Câu 29. Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh về quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là gì? A.Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc và chính nghĩa. B. Dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền. C. Ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân. D. Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Câu 30. Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì? A. Tạo điều kiện cho nông nghiệp, công nghiệp phát triển. B.Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển. C. Tạo điều kiện cho thông tin liên lạc, giao thông vận tải phát triển. D. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí. Câu 31. Để chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến giai cấp tư sản cần phải làm gì? A.Xoá bỏ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến. B. Tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp. C. Tiến hành cách mạng cải tiến kĩ thuật sản xuất.

1 đáp án
13 lượt xem

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới. B. Lật đổ chính phủ lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản. C. Đưa nhân dân Nga lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. D. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. Câu 14. Ý nào dưới đây thể hiện không đúng về tác động của chính sách kinh tế mới đối với nước Nga? A. Nông nghiệp và các ngành kinh tế được phục hồi nhanh chóng. B. Nền kinh tế nước nga bị lệ thuộc vào các nước tư bản Châu Âu. C. Đời sống nhân dân Nga được cải thiện hơn so với trước. D. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp tăng cao. Câu 15. Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) được thành lập trên cơ sở nào? A.Mối liên minh thân thiết và giúp đỡ nhau về mọi mặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Mối liên minh giữa các quốc gia trong công cuộc chống kẻ thù chung: chủ nghĩa phát xít. C. Mối liên hệ hợp tác để phát triển kinh tế tư bản và xây dựng chính quyền tư sản. D. Mối quan hệ hợp nhất để mở rộng lãnh thổ liên bang. Câu 16. Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong hoàn cảnh nào? A.Ngay sau thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga (1917). B. Trước khi diễn ra chiến tranh thế giới thứ hai. C. Sau cuộc chiến tranh với các nước đế quốc. D. Ngay sau khi Nga rơi vào khủng hoảng kinh tế ( 1929 – 1933) Câu 17. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918 với chiến thắng thuộc về phe nào? A. Liên minh B. Hiệp ước C. Xã hội chủ nghĩa D. Tư bản chủ nghĩa Câu 18. Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là? A. Xuất hiện giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. B. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền. C. Tăng cường xâm lược thuộc địa trên thế giới. D. Mâu thuẫn xã hội gay gắt. Câu 19. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX Thái Lan trở thành vùng đệm giữa hai thế lực Anh và Pháp. Em hiểu “vùng đệm” ở đây như thế nào? A. Không phải thuộc địa nhưng chịu sự chi phối của Anh và Pháp. B. Là một dạng thuộc địa kiểu mới. C. Thái Lan vừa là thuộc địa của Anh vừa là thuộc địa của Pháp. D. Thái Lan là “sân sau” của Anh và Pháp. Câu 20. Đầu thế kỷ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây? A. Chính đảng của những người lao động Nga. B. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản. C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng

1 đáp án
11 lượt xem

Câu 32. Tại sao thế kỷ XIX được gọi là thế kỷ của Sắt? A. Sắt là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc. B. Sắt được sản xuất nhiều trong thời kỳ này. C. Sắt sử dụng nhiều trong mọi lĩnh vực. D. Sắt được sử dụng nhiều trong chế tạo công cụ lao động. Câu 33. Bài học lớn được rút ra từ Công xã Pari là gì? A. Phải có đảng vô sản lãnh đạo. B. Phải liên minh công nông. C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ. D. Phải lôi kéo được đông đảo quần chúng ủng hộ. Câu 34. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ để lại hậu quả gì trong xã hội? A. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp. B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ. C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp. D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Câu 35. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859) mang tính dân tộc? A. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, kể cả binh lính. B. Cuộc khởi nghĩa được những người yêu nước hưởng ứng. C. Góp phần đánh đổ ách cai trị của Anh. D. Cuộc khởi nghĩa bước đầu lật đổ được phong kiến. Câu 36. Quốc tế thứ hai không có đóng góp nào sau đây? A. Xây dựng một lực lượng quân sự mạnh ở các nước. B. Thúc đẩy thành lập nhiều chính phủ vô sản ở nhiều nước. C. Đoàn kết các phong trào đấu tranh ở châu Âu và Bắc Mĩ. D. Làm chậm quá trình chiến tranh đế quốc của các nước. Câu 37. Đầu thế kỷ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây? A. Chính đảng của những người lao động Nga. B. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản. C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng. Câu 38. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là: A. Sự kiện Thái Tử Áo – Hung bị ám sát. B. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản về thị trường và thuộc địa. C. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản về quân sự. D. Mâu thuẫn cuả Anh và Đức.

2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem

Sự phát triển phồn vinh của kinh tế Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX không xuất phát từ nguyên nhân nào dưới đây? A. Thu hút được lao động có trình độ cao B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất C. Sự bóc lột từ hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới D. Thu lợi từ chiến tranh thế giới thứ nhất 26 Nhật Bản đứng trước nguy cơ gì nếu không lựa chọn con đường cải cách vào giữa thế kỉ XIX? A. Trở thành vùng đất lệ thuộc vào Mĩ B. Trở thành thuộc địa của tư bản Phương Tây C. Bị Anh và Pháp tranh chấp D. Bị Đế quốc Nga thôn tính Chính sách kinh tế mới được đề ra khi đất nước Nga Xô viết: A. Giành chiến thắng sau chiến tranh thế giới thứ nhất B. Vừa bước ra khỏi chiến tranh, bị tàn phá nặng nề C. Nhận được các đơn đặt hàng sản xuất vũ khí của các nước tư bản D. Nhận được viện trợ lớn từ bên ngoài 29 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào? A. Phát triển đồng đều nhau về kinh tế, chính trị B. Chậm phát triển về mọi mặt C. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thống thuộc địa D. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị Điều khoản nào trong chính sách kinh tế mới nhằm phục hồi và phát triển thương nghiệp trong nước? A. Chế độ thu thuế lương thực. B. Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, tự do buôn bán C. Nông dân được sử dụng lương thực thừa D. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư 32 Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản ở Nga trong hai cuộc cách mạng diễn ra năm 1917? A. Đảng Cộng sản Nga B. Đảng Công nhân xã hội Nga C. Đảng Bôn-sê-vích D. Đảng Men-sê-vích 33 Nguyên nhân cơ bản gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn trước tiên giữa các đế quốc nào? A. Giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức. B. Giữa đế quốc I-ta-li-a với đế quốc Anh, Pháp. C. Giữa đế quốc Đức với đế quốc Áo - Hung. D. Giữa đế quốc Anh, Pháp với đế quốc Đức. Chính sách kinh tế mới không mang lại tác động nào cho Liên Xô và thế giới? A. Đưa Liên Xô thoát khỏi tình trạng khủng hoảng sau chiến tranh B. Cổ vũ các nước khác nhanh chóng xây dựng chủ nghĩa xã hội C. Là bài học kinh nghiệm cho một số quốc gia trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội về sau D. Cải thiện đời sống nhân dân Liên Xô 37 Những biện pháp của “Chính sách kinh tế mới” nhằm thực hiện điều quan trọng nhất đối với nước Nga lúc này là gì? A. Ổn định đời sống nhân dân. B. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển, lưu thông hàng hóa. C. Giải quyết hậu quả chiến tranh. D. Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh. Sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga 1917 có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình chính trị thế giới lúc bấy giờ? A. Mở rộng hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới B. Trở thành mối đe dọa đối với nước Mĩ C. Thế giới xuất hiện nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, tạo ra bước thay đổi trong bản đồ chính trị D. Thế giới hình thành trật tự hai cực, hai phe Để phát triển nền kinh tế ở nông thôn, vua Minh Trị đã có biện pháp gì? A. Mở các cửa biển để tăng cường buôn bán B. Tăng cường phát triển kinh tế tự bản chủ nghĩa ở nông thôn C. Xây dựng cơ sở hạ tầng trên cả nước D. Thống nhất tiền tệ Nước Nga Xô viết xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 trong hoàn cảnh như thế nào? A. Đất nước đã ổn định về chính trị, cần tập trung phát triển kinh tế B. Đất nước đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa C. Đất nước bị tàn phá nghiêm trọng sau chiến tranh D. Đất nước đang khủng hoảng hính sách cải cách nào về quân sự dưới đây được Minh Trị rất chú trọng? A. Tổ chức quân đội theo phương Tây B. Chế độ trưng binh C. Chế độ lính nghĩa vụ D. Công nghiệp đóng tàu và sản xuất vũ khí Một trong những ý nghĩa có sự tác động đến quốc tế của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là: A. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông đầu TK XX B. Thúc đẩy các quốc gia trong khu vực cùng cải cách C. Hỗ trợ các nước thuộc địa đấu tranh giành độc lập D. Du nhập chủ nghĩa tư bản vào châu Á

1 đáp án
12 lượt xem