• Lớp 8
  • Địa Lý
  • Mới nhất
2 đáp án
22 lượt xem

Câu 1: Trình bày vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta? Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay? Câu 2: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Em hãy kể tên một số dãy núi, cao nguyên và đồng bằng lớn ở nước ta. Câu 3: a. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? Nêu biểu hiện và nguyên nhân của tính chất đa dạng thất thường của khí hậu Việt Nam b. Giải thích tại sao mùa mưa ở vùng Bắc Trung Bộ vào Thu - Đông (từ tháng 9 đến tháng 12)? c. Khí hậu nước ta mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho đời sống và sản xuất của người dân? Câu 4: a. Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam  b. Vì sao nước ta có nhiều sông và phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc? c. Từ thực tiễn của địa phương, em hãy nêu một vài nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm? Câu 5: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? Chứng minh rằng nước ta có sự giàu có về thành phần loài sinh vật và sự đa dạng về hệ sinh thái Câu 6: Nêu đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam? II. Phần bài tập Câu 7: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta ( theo số liệu bên dưới) và rút ra nhận xét.   - Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên   - Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên   - Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên  Câu 8: Cho bảng số liệu về diện tích rừng Việt Nam (đơn vị triệu ha) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14.3 8.6 11.8 a. Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (diện tích đất liền của nước ta làm tròn là 33 triệu ha) b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đã tính

2 đáp án
86 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem

1. Giai đoạn Tiền Cambri - Là giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ nước ta và kết thúc cách đây khoảng 542 triệu năm. - Đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ - Sinh vật rất ít và đơn giản, bầu khí quyển ít ô-xi. - Điểm nổi bật: Lập nền móng sơ khai của lãnh thổ. 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo - Thời gian: Cách đây ít nhất 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm. - Phần đất liền là chủ yếu, vận động tạo núi diễn ra liên tiếp. - Sinh vật chủ yếu: Bò sát, khủng long và cây hạt trần. - Cuối Cổ kiến tạo ngoại lực chiếm ưu thế -> địa hình bị san bằng - Đặc điểm nổi bật: phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ. 3. Giai đoạn Tân kiến tạo - Cách đây 25 triệu năm. - Vận động tạo núi Himalaya diễn ra mãnh liệt. - Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện. Cây hạt kín và động vật có vú giữ vai trò thống trị. - Nhiều quá trình tự nhiên xuất hiện trong giai đoạn Tân kiến tạo còn kéo dài cho đến hiện nay. - Con người xuất hiện trong giai đoạn này. - Điểm nổi bật: Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật. Câu hỏi: Vẽ sơ đồ đặc điểm hình thành, đặc điểm sinh vật, thời gian trong 3 giai đoạn trên.

1 đáp án
14 lượt xem

Câu 4: Kiểu khí hậu phổ biến trên quần đảo Mã Lai là A. khí hậu cận nhiệt địa trung hải B. khí hậu gió mùa C. khí hậu lục địa D. khí hậu núi cao Câu 5: Yếu tố nào là chủ yếu làm cho khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nơi khác (Bắc Phi, Tây Nam Á) có cùng vĩ độ? A. địa hình B. gió mùa C. vị trí giáp biển D. dòng biển Câu 6: Cảnh quan chủ yếu của Đông Nam Á là A. rừng nhiệt đới ẩm thường xanh. B. rừng là kim. C. hoang mạc và bán hoang mạc . D. xavan cây bụi. Câu 7: Đảo nào lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và thứ ba trên thế giới? A. Xu-ma-tơ-ra. B. Gia-va. C. Ca-li-man-tan. D. Xu-la-vê-di Câu 8: Phần hải đảo của Đông Nam Á có nhiều A. bão tuyết. B. động đất, núi lửa. C. lốc xoáy. D. hạn hán kéo dài. Câu 9: Con sông lớn nhất chảy qua Đông Nam Á là A. sông Hồng. B. sông Xa-lu-en. C. sông Hằng. D. sông Mê-kông. Câu 10: Đâu không phải là đặc điểm sông ngòi Đông Nam Á? A. Sông ngòi trên bán đảo Trung-Ấn chủ yếu chảy theo hướng bắc-nam và tây bắc-đông nam. B. Sông ngòi trên bán đảo Trung-Ấn có chế độ nước theo mùa. C. Các sông trên đảo thường ngắn và có chế độ nước điều hòa. D. Các sông trên đảo thường ngắn và có chế độ nước thất thường. Câu 11: Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu nước? A. 10. B. 11. C. 12. D. 13 Câu 12: Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là A. Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it. B. Môn-gô-lô-it. C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it. D. Ô-xtra-lô-it. Câu 13: Cư dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất vì: A. các nước ở gần nhau, có các biển, vịnh biển ăn sâu vào đất liền tạo thuận lợi cho đi lại, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. B. cùng trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng lúa gạo làm lương thực chính... C. vị trí cầu nối cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có đã thu hút sự chú ý của các nước đế quốc. D. có chung lịch sử đấu tranh chống thực dân, đế quốc , giành độc lập dân tộc. Câu 14: Đâu là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á? A. Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. B. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc. C. Có nền kinh tế phát triển hiện đại. D. Nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển. Câu 15: Cây lương thực chủ yếu của Đông Nam Á là cây lúa nước vì Đông Nam Á có A. nhiều đồi núi. B. khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa ẩm. C. nhiều sông ngòi.

2 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
104 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem

Câu 1: Việt Nam đang là thành viên của tổ chức quốc tế nào trong các tổ chức quốc tế dưới đây? A. EU B. OPEC C. ASEAN D. NAFTA Câu 2: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào ở nước ta? A. Quảng Ninh B. Quảng Bình C. Đà Nẵng D. Khánh Hòa Câu 3: Khoáng sản nào dưới đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta hiện nay? A. cát. B. dầu khí. C. muối. D. sa khoáng. Câu 4: Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là: A. Có nhiều nhánh núi nằm ngang. B. Vùng núi thấp. C. Có hai sườn không đối xứng D. Hướng Đông Bắc – Tây Nam. Câu 5: Biển Đông có khí hậu mang tính chất nào? A. Nhiệt đới hải dương. B. Nhiệt đới địa trung hải. C. Nhiệt đới gió mùa. D. Nhiệt đới ẩm. Câu 6: Ở nước ta thời gian mùa đông diễn ra khoảng từ: * 1 điểm A. Từ tháng 12 đến tháng 5 B. Từ tháng 11 đến tháng 4. C. Từ tháng 5 đến tháng 10. D. Từ tháng 10 đến tháng 3. Câu 7: Các sông có lũ vào các tháng 9 đến tháng 12 là sông ở khu vực nào? A. Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Khu vực Đông Bắc. C. Trung Bộ, Đông Trường Sơn. D. Khu vực Tây Bắc. Câu 8: Hệ thống sông lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á là: A. Sông Đồng Nai B. Sông Mê Công C. Sông Hồng D. Sông Mã Câu 9: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở vùng nào? A. vùng đồi núi B. vùng đồng bằng D. vùng khô hạn Câu 10: Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm: A. Giảm đi sự đa dạng của thế giới sinh vật B. Giảm đi sự tính đa dạng, phức tạp của tự nhiên C. Tăng thêm tính đa dạng, phức tạp D. Tăng thêm các thiên tai thiên nhiên

2 đáp án
14 lượt xem

21. Ngành công nghiệp có vai trò quan trọng nhất hiện nay ở ĐNB là: A. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm C. Công nghiệp diệt may D. Công nghiệp khai thác dầu khí 22. ĐNB không giáp với vùng nào sau đây? A. Bắc Trung Bộ B. Tây Nghiệp C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng song Cửu Long 23. Ở ĐNB cây cao su được trồng nhiều ở các tỉnh? A. Bình Dương, Đồng Xoài, Biên Hòa B. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai C. Bình Dương, Long Thành, Xuân Lộc D. Bình Phước, Biên Hòa, Đồng Xoài 24. Vai trò quan trọng nhất của hồ thủy lợi Dầu Tiếng là: A. Đảm bảo tiêu nước cho các tỉnh thượng nguồn sông Đồng Nai B. Đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái nông nghiệp C. Tưới nước cho diện tích đất canh tác của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi D. Phát triển du lịch sinh thái 25. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của Đông Nam Bộ là: A. Dầu thô, thiếc, hàng nông sản B. Dầu thô, than đá, xi măng C. Dầu thô, lúa gạo, hàng tiêu dung D. Dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc 26. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở ĐNB là: A. Thủy lợi B. Phân bón C. Bảo vệ rừng đầu nguồn D. Phòng chống sâu bệnh 27. Ngành dịch vụ của ĐNB hiện nay không có đặc điểm: A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng B. Cơ cấu dịch vụ rất đa dạng C. TP Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước D. Dẫn đầu cả nước trong hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu 28. ĐNB là vùng có thế mạnh về đánh bắt hải sản chủ yếu là do: A. Ít chịu ảnh hưởng của bão B. Có nhiều rừng ngập mặn ven biển C. Nằm kề các ngư trường lớn D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn 29. ĐNB và Tây Nguyên là 2 vùng kinh tế có thế mạnh tượng đồng về: A. Khai thác thủ hải sản B. Phát triển chăn nuôi gia súc C. Trồng cây công nghiệp lâu năm D. Khai thác lâm sản 30. Các tỉnh ,thành phố trực thuộc trung ương giáp biển ở ĐNB: A. Bình Dương, Bình Phước B. TP Hồ chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu C. Tây Ninh, Đồng Nai D. Đồng Nai, Bình Dương 31. Khó khăn của ĐNB đối với phát triển kinh tế là: A. Chỉ có 2 tỉnh và thành phố giáp với biển ( TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu ) B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái 32. Tỉ lệ dân số thành thị ở ĐNB đã vượt quá mức: A. 50% B. 40% C. 30% D. 10% 33. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh hâm canh cây trồng ở ĐNB là: A. Thủy lợi B. Phân bón C. Bảo vệ rừng đầu nguồn D. Phòng chống sâu dịch bệnh 34. Với diện tích là 32550 k2 và dân số 10,9 triệu người, ĐNB có mật độ dân số là bao nhiêu ? A. 436 người / km2 B. 643 người / km2 C. 463 người / km2 D. 364 người / km2 35. Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở ĐNB là: A. Dệt may, giày da, gốm sứ B. Dầu khí, phân bón, năng lượng C. Dầu khí, chế biến lương thực, thủy sản D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao 36. Nhận định nào sau đây không phải của vùng ĐNB ? A. Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước B. Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế cao hơn mức trung bình của cả nước C. Nguồn lao động có trình độ cao nhất cả nước D. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế cao hơn mức trung bình của cả nước 37. Hạn chế lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp của ĐNB là: A. Sâu bệnh phát triển nhanh B. Đất bị thoái hóa C. Môi trường bị ô nhiễm D. Khí hậu có 1 mùa khô sâu sắc 38. Tác động của ngành công nghiệp dầu khí đến nền kinh tế của ĐNB là: A. Làm chuyển dịch cơ câu nền kinh tế của vùng B. Tạo việc làm cho người lao động C. Đảm bảo an ninh quốc phòng D. Đa dạng hóa các sản phẩm của vùng 39. Cây công nghiệp hàng năm quan trọng nhất ở ĐNB là: A. Cói, lạc B. Thuốc lá, dâu tằm C. Đậu tương, mía D. Bông, đay 40. ĐNB có bao nhiêu tỉnh ( thành phố ) nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phái nam A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

2 đáp án
95 lượt xem

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 1. Câu nào sau đây không đúng về ĐNB ? A. Giá trị sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước B. Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước C. Vùng kinh tế năng động nhất cả nước D. Giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước 2. Về nông nghiệp ĐNB là: A. Vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta B. Vùng chuyên canh cây lương thực hangf đầu của nước ta C. Vùng chuyên canh cây thực phẩm hàng đầu nước ta D. Vùng chăn nuôi gia sức hàng đầu nước ta 3. Tỉnh ( thành phố tương đương cấp tỉnh ) không thuộc vùng ĐNB là: A. Tây Ninh, Đồng Nai B. Bình Dương, Bình Phước C. Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh D. Bình Định, Long An 4. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất vùng ĐNB là: A. Đất phù sa và feralit B. Đất xám và đất phù sa C. Đất bazan và đất feralit D. Đất bazan và đất xám 5. Đặc điểm không đúng về dân cư và lao động ĐNB là: A. Dân cư năng động sáng tạo B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ D. Kém sức hút lao động từ các vùng khác tới 6. Tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở ĐNB là: A. Bà Rịa – Vũng Tàu B. Bình Dương C. Bình Phước D. Tây Ninh 7. Nguồn khoáng sản có giá trị đối với công nghiệp vật liệu xây dựng ở ĐNB là: A. Đá vôi B. Cất tủy tinh C. Đất sét D. Sét, cao lanh 8. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc tỉnh ( thành phố ) nào? A. Tây Ninh B. Bình Dương C. TP Hồ Chí Minh D. Bình Phước 9. Nguyên nhân quan trọng nhất để cây cao su phát triển mạnh ở ĐNB là: A. Người dân có kinh nghiệm trong trồng cây cao su B. Có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su trong vùng C. Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định D. Có loại đất xám rất thích hợp cho sự phát triển của cây cao su 10. Vườn quốc gia Cát tiên thuộc tỉnh ( thành phố ) nào sau đây? A. Đồng Nai B. Bình Dương C. Bình Phước D. Tây Ninh 11. ĐNB chiếm 50,1 % giá trị cả nước ( 2003 ) về: A. Du lịch B. Xuất – nhập khẩu C. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài D. Khối lượng hàng hóa vận chuyển 12. Điểm du lịch núi Bà Đen ở ĐNB thuộc tỉnh nào? A. Đồng Nai B. Bình Dương C. Bình Phước D. Tây Ninh 13. Các cửa khẩu thuộc vùng ĐNB là: A. Mộc Bài, Xa Lát, Hoa Lư B. Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh C. Nậm Cắn, Cẩu Treo, Cha Lo D. Móng Cái, Hữu Nghị, Tây Trang 14. Dân số ở ĐNB trong thời gian gần đây tăng nhanh chủ yếu là do A. Tỷ suất sinh trong vùng tăng B. Tỷ suất tử trong vùng giảm C. Tốc độ tăng cơ học cao D. Nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình còn thấp 15. Nguồn điện năng lượng sản xuất chủ yếu ở vùng ĐNB là: A. Thủy điện B. Nhiệt điện chạy bằng than C. Nhiệt điện chạy bằng than D. Nhiệt điện chạy bằng dầu nhập khẩu 16. Các trng tâm kinh tế lớn ở ĐNB là: A. TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa B. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa C. Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương D. Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Đồng Xoài 17. Ngành công nghiệp trọng điểm ở ĐNB đang tận dụng thế mạnh về nguồn lao động đông, giá nhân công rẻ hiện nay là: A. Điện tử, cơ khí B. Chế biến thủy sản C. May mặc, dày da D. Chế biến lương thực, thực phẩm 18. Huyện đảo nào sau đây thuộc vùng ĐNB? A. Vân Đồn B. Phú Quý C. Côn Đảo D. Phú Quốc 19. Đặc điểm không phải của ngành công nghiệp ở ĐNB hiện nay là: A. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế B. Cơ cấu ngành đa dạng C. Đã hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại D. Công nghiệp nhẹ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp 20. Các mỏ dầu đang khai thác hiện nay ở ĐNB là: A. Hồng Ngọc, Rồng, Rạng Đông, Bạch Hổ B. Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây, Bạch Hổ C. Bạch Hổ, Rạng Đông, Lan Đỏ, Rồng D. Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Lan Tây

2 đáp án
125 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem
1 đáp án
54 lượt xem