• Lớp 7
  • Lịch Sử
  • Mới nhất
2 đáp án
14 lượt xem

Câu 1. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào? A. Phong kiến phân quyền. B. Quân chủ- quý tộc. C. Quân chủ chuyên chế. D. Quân chủ trung ương tập quyền. Câu 2. Vì sao thời Lý –Trần thương nghiệp nước ta được mở rộng và phát triển? A. Nhờ sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp. B. Đất nước độc lập và thống nhất. C. Nhà nước quan tâm hàng đầu đến thương nghiệp. D. Câu A và B đúng Câu 3. Điểm giống nhau trong phương sách xây dựng quân đội thời Lý và thời Trần là A. cùng thực hiện chính sách “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” B. cùng thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” C. quân đội được chia làm cấm quân và quân địa phương. D. có các quân đội vương hầu. Câu 4. “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là câu nói của ai? A. Trần Thủ Độ B. Trần Khánh Dư C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Nhật Duật Câu 5. Vị vua nhà Trần gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ ba là A. Trần Thái Tông B. Trần Thánh Tông C. Trần Nhân Tông D. Trần Anh Tông Câu 6. Kế hoạch “vườn không nhà trống” là A. mang của cải, hoa màu…sang nơi khác. B. chủ động phản công. C. phòng thủ, bị động. D. sợ thế mạnh của giặc tự rút lui. Câu 7. Quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị ta đánh bại vì A. ý chí đấu tranh của vua tôi nhà Trần. B. quân đội nhà Trần tinh nhuệ, thiện chiến. C. ý chí kiên quyết đánh giặc của vua tôi và quân đội nhà Trần, làm giặc hoang mang sợ hải. D. ý chí kiên quyết đánh giặc, chủ trương “vườn không nhà trống”của vua tôi và quân đội nhà Trần. Câu 8. Trong kháng chiến chống Mông- Nguyên, chiến thắng vang dội, mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc ta là chiến thắng A. Vân Đồn. B. Vạn Kiếp. C. Bạch Đằng D. Cả ba chiến thắng trên. Câu 9. Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên? A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. Câu 10. Nguyên nhân dưới đây dẫn tới sự sụp đổ của nhà Trần vì A. chính quyền thối nát, vua quan ăn chơi, sa đọa. B. do nạn ngoại xâm: phía Bắc nhà Minh mưu thôn tính, phía Nam Chăm Pa gây xung đột. C. nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình. D. mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với triều đình phong kiến ngày càng gay gắt. Câu 11. Ai là nhà quân sự thiên tài đã cùng các vua Trần và hàng loạt tướng tài năng chiến đấu chống quân Mông- Nguyên giành thắng lợi vẻ vang? A. Trần Thủ Độ B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quang Khải D. Trần Khánh Dư Câu 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược minh của nhà Hồ mau chống thất bại vào năm 1407 vì A. thế giặc quá mạnh. B. nhà Hồ không có tướng tài. C. nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân. D. nhà Hồ có nội phản trong triều

2 đáp án
13 lượt xem

Câu 73: Tình hình văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm dưới thời Trần như thế nào? A. Văn học chữ Hán suy tàn, văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ. B. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều phát triển mạnh mẽ. C. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều không phát triển. D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển. Câu 74: Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là: A. Nguyễn Bỉnh Khiêm B. Chu Văn An C. Nguyễn Đình Chiểu D. Lê Quý Đôn Câu 75: Thái ấp là: A. Ruộng đất của nông dân tự do. B. Ruộng đất của địa chủ. C. Phần đất đai vua ban cho quý tộc, vương hầu. D. Ruộng đất do vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo khai hoang. Câu 76: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông Nguyên là: A. quý tộc nhà Trần tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang. B. đất nước hòa bình. C. nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. D. nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm. Câu 77: Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là: A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao. B. các nhà nho được nhiều bổng lộc. C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều Câu 78: Ruộng đất của qúy tộc, vương hầu gọi là gì? A. Điền trang. B. Thái ấp. C. Tịch điền. D. Thổ công. Câu 79: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Đại Việt sau ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên là gì? A. bị tàn phá nặng nề nhưng được phục hồi nhanh chóng B. phương thức sản xuất mới được du nhập thúc đẩy kinh tế phát triển C. không bị ảnh hưởng D. bị tàn phá nặng nề, không thể phục hồi Câu 80: Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài dưới thời Trần được đẩy mạnh ở đâu? A. Thăng Long. B. Chương Dương. C. Vân Đồn. D. Vạn Kiếp. Câu 81: Cơ quan chuyên viết sử thời Trần có tên là gì? A. Quốc sử quán B. Quốc sử viện C. Ngự sử đài D. Hàn lâm viện Câu 82: Nhà y dược học lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây có trong nước để chữa bệnh cho nhân dân. Ông là ai? A. Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) B. Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) C. Phan Phu Tiên D. Phạm Sư Mạnh Câu 83: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục? A. mở các trường công để đào tạo con em quý tộc, quan lại B. định lệ thi thái học sinh 7 năm 1 lần C. quy định chọn tam khôi trong kì thi Đình D. dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu

2 đáp án
24 lượt xem
2 đáp án
24 lượt xem

Câu 1. Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật? A. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. B. Chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam. C. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc D. Vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh. Câu 2. Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn? A. Truông Mây B. Tây Sơn hạ đạo C. Tây Sơn thượng đạo D. Phú Xuân Câu 3. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt B. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777 C. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ D. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân Câu 4. Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu? A. Đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh C. Đánh vào nam tiêu diệt quân Xiêm D. Đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng Câu 5. Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm đã thể hiện thái độ như thế nào? A. Kiêu căng, hung bạo, giết người, cướp của B. Muốn nhanh chóng rút quân về nước C. Ra sức giúp Nguyễn Ánh khôi phục cơ đồ D. Nhanh chóng kéo quân ra Bắc thôn tính toàn bộ Đại Viêt Câu 6. Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)? A. Trận Bạch Đằng B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút C. Trận Chi Lăng – Xương Giang D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa Câu 7. Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “giặc nhân đức”? A. Do chủ trương thống nhất đất nước B. Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn C. Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo D. Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ Câu 8. Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn? A. Yêu cầu thống nhất đất nước B. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm C. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh D. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong Câu 9. Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm? A. Quân Xiêm yếu về thủy chiến B. Địa hình đặt thuận lợi cho việc đặt phục binh C. Lợi dụng thủy triều D. Xa căn cứ của quân Xiêm Câu 10. Lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn có điểm gì đặc biệt? A. Được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh B. Được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu C. Được sự ủng hộ của người Pháp D. Được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số

2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
26 lượt xem