• Lớp 6
  • Vật Lý
  • Mới nhất

ÔN TẬP VẬT LÝ 6 1) Một hộp quả cân Roberval trong phòng thí nghiệm có 3 quả 40g, 2 quả 20g, 1 quả 10g. Xác định GHĐ và ĐCNN của cân? 2)Người ta dùng cân Robecval để cân một vật, lúc đầu để cân nằm cân bằng. Đặt vật lên một đĩa cân, đĩa cân bên kia người ta đặt các quả cân50g, 10g và 5g thì thấy cân nằm cân bằng trở lại. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu gam? 3) Một bình chia độ đang chứa 60cm3 nước. Bỏ một vật có thể tích 20cm3 vào bình, bỏ tiếp vật có thể tích 30 cm3 vào bình. Xác định mực nước sau khi cho vật vào? 4) Một bình chia độ đang chứa 80cm3 nước. Thả vật thứ nhất có thể tích 42cm3 vào bình, thả tiếp vật thứ 2 vào bình ta thấy nước dâng lên tới vạch 140cm3. Tính thể tích vật thứ 2? 5) Một quả bóng bàn lơ lửng trên mặt nước, cho biết có những lực nào tác dụng lên quả bóng? Các lực đó có phương và chiều như thế nào? 6) Một hộp bánh có khối lượng 750g. Trong hộp bánh có 5 gói nhỏ, tính trọng lượng của từng gói nhỏ. 7) Dùng cân để đo khối lượng của một vật ta thấy cân chỉ 2 kg. Nếu đem vật đó treo vào lực kế thì lực kế sẽ chỉ bao nhiêu Niutơn? 8) Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397 g và có thể tích là 320 cm3. Tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3. 9) Cho 1 quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ 3cm x 15cm, một thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi của quả bóng bàn. 10) Có 3 chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ hai ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để trong can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước? 11) Mỗi hòn gạch 2 lỗ có khối lượng 1,6 kg. Hòn gạch có thể tích 1200 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch? Biết: khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3. Khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3. 12) Dùng 2 tấm ván để đưa vật lên 1 chiếc xe tải. Tấm ván thứ nhất dài gấp 2 lần tấm ván thứ 2, hỏi ta phải dùng tấm ván nào thì được lợi về lực? Tại sao? 13) Một mặt phẳng nghiêng dài 8m, cao 1,5m và một mặt phẳng nghiêng dài 6m, cao 1,5m. Mặt phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn? 14)Cho hệ thống gồm 2 ròng rọc như hình, nêu lợi ích của hệ thống ròng rọc này? giúp mik tí nha mik cần gấp. giải ra từng bài

2 đáp án
32 lượt xem

Câu 1: Dụng cụ nào dưới đây không được dùng để đo độ dài A. thước thẳng B. com pa C. thước dây D. thước cuộn. Câu 2: Giới hạn đo của một thước đo độ dài là: A. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước. B. Độ dài nhỏ nhất mà thước đo được. C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. Độ dài của cái thước đó. Câu 3: Niu tơn không phải là đơn vị của: A. Trọng lượng riêng B. Trọng lượng C. Lực đàn hồi D. Trọng lực Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ chứa 65 cm3 nước để đo thể tích của một viên bi thủy tinh. Khi thả viên bi vào bình, bi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích của viên bi là A. 165 cm3 B. 65 cm3 C. 35 cm3 D. 145 cm3 Câu 5: Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 A. 400 ml và 20 ml . B. 400 ml và 200 ml. C. 400 ml và 2 ml . D. 400 ml và 0 ml. Câu 6: Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau? A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 7: Hai lực cân bằng là hai lực: A. Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. B. Đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ. C. Đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ. D. Đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ. Câu 8: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản? A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện. C. Kéo cắt giấy. D. Con dao thái. Câu 9: Ở mặt đất, một quả nặng có trọng lượng 0,1N thì khối lượng của quả nặng gần bằng: A. 1000g B.100g C. 10g D. 1g Câu 10: Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là A. 1000 N/m3 B. 10000N/m3 C. 100N/m3 D. 10N/m3 Câu 11: Một lít dầu hoả có khối lượng 800g, khối lượng của 0,5m3 dầu hoả là A. 400g B. 40kg C. 4kg D. 400kg Câu 12: Ở mặt đất,cân nặng của An là 30kg, cân nặng của Bình gấp 1,2 lần cân nặng của An. Vậy, trọng lượng của Bình là A. 3,6N B. 36kg C. 360N D. 360kg

2 đáp án
30 lượt xem

Câu 1. Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 2. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. Câu 3. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là A. m B. cm C. dm2 D. mm Câu 4. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp. C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp. Câu 5. Đơn vị đo lực là A. kilôgam. B. mét. C. mili lít. D. niu tơn. Câu 6. Trọng lượng của một vật là A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất. B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia. D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật. Câu 7. Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên bi là: A. Trọng lực của bi, lực do mặt sàn tác dụng lên bi và lực đẩy của tay. B. Trọng lực của bi và lực do mặt sàn tác dụng lên bi. C. Trọng lực của bi và lực đẩy của tay. D. Lực đẩy của tay. Câu 8. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là A. 400 ml và 20 ml B. 200 ml và 20 ml C. 400 ml và 10 ml D. 400 ml và 0 ml Câu 9. Độ dài của chiếc bút chì trên hình vẽ là A. 7,8 cm B. 8 cm C. 7,7 cm D. 7,9 cm Câu 10. Ngườita đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ. Thể tích của nước trong bình là A. 22 ml B. 23 ml C. 24 ml D. 25 ml Câu 11. Người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của một cái khóa, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại là cái khóa và một quả cân 15g. Khối lượng của khóa là A. 100g B. 115g C. 15g D. 85g Câu 12. Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật đang rơi. B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay. C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo. D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó. Câu 13. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là A. 92cm3 B. 27cm3 C. 65cm3 D. 187cm3 Câu 14. Lực có đơn vị đo là: A. kilôgam B. mét vuông C. niutơn D. lực kế Câu 15. Lực đàn hồi xuất hiện khi A. lò xo nằm yên trên bàn B. lò xo bị kéo giãn C. lò xo được treo thẳng đứng D. dùng dao chặt một cây gỗ Câu 16. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản? A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện. C. Kéo cắt giấy. D. con dao thái. Câu 17. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây? A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ. B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô. C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng. Câu 18. Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận không đúng là A. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn B. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng C. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ. D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Câu 19. Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là A. 0,45N B. 4,5N C. 45N D. 4500N Câu 20.Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3 . Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. V = 20,2cm3 B. V = 20,50cm3 C. V = 20,5cm3 D. V = 20cm3

2 đáp án
15 lượt xem

Câu 1 : Tại sao khi bị hơ nóng, quả cầu không lọt qua vòng kim loại? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 2 : Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 3 : Cho độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm khi nhiệt độ tăng thêm 500C Nhôm 0,12cm Đồng 0,086cm Sắt 0,060cm Em hãy rút ra nhận xét sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?

2 đáp án
15 lượt xem

Câu 1: Khi làm lạnh một vật rắn thì: A. khối lượng vật rắn giảm. B. khôi lượng vật rắn tăng. C. trọng lượng riêng vật rắn tăng. D. trọng lượng riêng vật rắn giảm. Câu 2: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau không tách ra được. Cách làm nào sau đây sẽ tách hai cốc ra một cách dễ dàng? A. Đổ nước nóng lên cốc phía trên. B. Đổ nước lạnh lên cốc phía trên. C. Nhúng cốc phía dưới vào nước lạnh. D. Thả cả hai cốc vào chậu nước ấm. Câu 3: Khi thả vòng kim loại vào chậu nước đá thì: A. bán kính R1 tăng, bán kính R2 giảm. R2 B. bán kính R1 giảm, bán kính R2 tăng. R1 C. bán kính R1, bán kính R2 đều giảm. D. bán kính R1, bán kính R2 đều tăng. Câu 4: Khi vật rắn có nhiệt độ tăng hay giảm thì các đại lượng vật lý nào sau đây không đổi? A. Khối lượng và trọng lượng. B. Khối lượng và trọng lượng riêng. C. Trọng lượng và trọng lượng riêng. D. Khối lượng và khối lượng riêng. Câu 5: Tại sao khi nung nóng quả cầu kim loại thì khối lượng riêng của quả cầu lại giảm? Câu 6: Trong học kỳ I em đã học được bao nhiêu công thức? Viết các công thức đó và ký hiệu, đơn vị của từng đại lượng trong các công thức đó?

1 đáp án
19 lượt xem