• Lớp 6
  • Vật Lý
  • Mới nhất

LỰC- HAI LỰC CÂN BẰNG - TRỌNG LỰC, ĐƠN VỊ LỰC. I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Lực. - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Mỗi lực đều có ba yếu tố: Điểm đặt, hướng( phương,chiều), độ lớn. - Kết quả tác dụng lực: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc hoặc làm cho vật bị biến dạng. 2.Hai lực cân bằng :là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, có cùng phương, nhưng có chiều ngược nhau. Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang đứng yên thì nó vẫn tiếp tục đứng yên. - Đo lực bằng lực kế. 3.Trọng lực. - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó. - Trọng lượng là cường độ của trọng lực. * Chú ý: Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên trái đất, chẳng hạn khi lên cao thì trọng lượng của vật giảm, trên mặt trăng trọng lượng của vật giảm gần 6 lần so với ở trái đất. II. BÀI TẬP A. Một số dạng bài và các ví dụ. * Lưu ý: Mọi vật đều chịu tác dụng của lực hút trái đất( Trọng lực), lực này có phương thẳng đứng , chiều từ trên xuống dưới. *Ví dụ1:Một học sinh đá một quả bóng, quả bóng bay lên theo đường cầu vồng. a, Sau khi đã rời khỏi chân người học sinh, quả bóng còn chịu tác dụng của lực nào không? B, Em dựa vào cơ sở nào để trả lời câu hỏi a. Giải a, Sau khi đã rời khỏi chân, quả bóng vẫn còn chịu tác dụng của một lực, lực đó là trọng lực. b, Vì quả bóng đi theo đường cầu vồng nghĩa là chuyển động của nó luôn đổi hướng , do đó quả bóng phải chịu tác dụng của một lực. *Ví dụ 2: Hãy giải thích tại sao khi ném một hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng thì bao giờ hòn sỏi cũng chỉ lên cao được một đoạn rồi lại rơi xuống. Giải Lực ném của tay người chỉ tác dụng lên hòn sỏi trong thời gian rất ngắn khi hòn sỏi còn tiếp xúc với tay. Khi hòn sỏi đã rời khỏi tay, thì lực của tay không còn tác dụng lên hòn sỏi nữa. Lúc này chỉ còn trọng lực tác dụng lên hòn sỏi, trọng lực có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới .Chính lực này đã làm thay đổi chuyển động của hòn sỏi 2. Dạng bài nhận biết hai lực cân bằng. Để giải được dạng bài tập này cần nắm vững thế nào là hai lực cân bằng . Có thể dùng hai cách sau: +Cách 1: Lần lượt tìm hiểu xem chúng có thoả mãn đủ 4 điều kiện: - Cùng tác dụng lên một vật. - Cùng cường độ. - Cùng phương - Ngược chiều. +Cách 2: Tìm hiểu xem hai lực tác dụng lên cùng một vật có làm vật đứng yên hoặc không thay đổi chuyển động không. Nếu có thì đó là hai lực cân bằng. *Ví dụ 3: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao nó nằm yên? Giải. - Quyển sách chịu tác dụng của lực đẩy của mặt bàn và lực hút của trái đất( Trọng lực). - Quyển sách nằm yên là vì hai lực trên là hai lực cân bằng: Cùng tác dụng lên quyển sách và có cường độ bằng nhau nhưng ngược chiều. B.Bài tập tự luyện. Bài 1: Treo một vật nặng bằng một sợi dây. a. Có những lực nào tác dụng lên vật ? b. Các lực này có phải là các lực cân bằng không? Tại sao? Bài 2: a.Tại sao khi được treo vào một sợi dây thì vật có thể đứng yên. b. Khi cắt dây thì có hiện tượng gì sảy ra? Tại sao? Bài 3: Tại sao khi ta ấn đầu ngón tay vào mặt bàn thì ta thấy đầu ngón tay bị bẹp lại một chút? Bài 4: Khi đóng đinh vào tường thì các vật nào đã tác dụng lẫn nhau? Bài 5:Một quả bóng sau khi rơi xuống nền nhà, nó bị nảy lên, còn nền nhà dường như không có gì biến đổi. Như vậy nền nhà tác dụng lực lên quả bóng, còn quả bóng thì không tác dụng lực lên nền nhà. Em có nhận xét gì về câu nói trên? Bài 6: Một vật chịu tác dụng của nhiều lực thì sẽ không bao giờ đứng yên . Em có nhận xét gì về câu nói trên? Bài 7: Hai nhóm học sinh đang kéo co mạnh ngang nhau , bỗng nhiên một học sinh buông sợi dây. Em hãy mô tả và giải thích hiện tượng sảy ra sau đó.

1 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
83 lượt xem

Bài 1. Phát biểu nào sau đây không chính xác? A. Trọng lực là lực hút của Trái Đất. b. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. C. Trọng lực của một vật còn gọi là trọng lượng của vật đó và có đơn vị là Niutơn. D. Trọng lượng của một quả cân 100g là 1N Bài 3. Một xe tải khối luợng 4,5tấn sẽ nặng bao nhiêu Niutơn A. 450N. B. 4500N. C. 45000N. D. 450000N .Bài 4. Một vật nặng 2250N sẽ có khối lượng. 22,5kg .B. 225kg. C. 2250kg. D. 22500kg. Bài 5.Chọn câu đúng trongcác câu sau đây: Khi bạn A kéo bạn B bằng một lực thì lực đó cóA. phương AB, chiều từ A đến B.B. phương AB, chiều từ B đến A.C. phương thẳng đứng, chiều hướng về B.D. phương thẳng đứng, chiều hướng về A.Bài 6. Chọn câu trả lời đúng?Bạn A tác dụngvào bạn B một lực từ phía sau làmbạn B ngã sấp xuống sàn, đó là a. lực nén B. lực uốn. C. lực kéo. D. lực đẩy Bài 7. Chọn đáp án đúng?Một cầu thủ đá vào trái banh tức là cầu thủ đãtác dụng vào trái banh một lựcA. kéoB. đẩyC. hútD. đàn hồiBài 8.Chọn đáp án đúng?Trọng lực của quả đất tác dụng lên một vật đặt trên mặt đất là tác dụng của lựcA. kéo B. đẩy C. hút d. đàn hồi Bài 9. Chọn câu phát biểu đúng?Một con ngựa kéo một cỗ xe đi trên đường thì A.chiếc xe đã tác dụng vào con ngựa một lựcnâng. B.con ngựa đã tác dụng và chiếc xe một lực đẩy. C.con ngựa đã tác dụng và chiếc xe một lực kéo. D.mặt đường đã tác dụng vào chiếc xe một lực nén. Bài 10.Chọn câu trả lời đúng?Để đi bộ hiệu quả thì cần phải A. để gót chân chạm đất trước. B. để mũi chân chạm đất trước . C. di chuyển cơ thể trong giới hạn của bước chân. D. duy trì mỗi bước đi là 1m. Bài 11. Một vật đặt trên mặt đất thì trọng lượngcủa nó A. lớn hơn trọng lượng của quả đất tác dụng vào vật. B. nhỏ hơn trọng lượng của quả đất tác dụng vào vật .C. bằng trọng lượng của quả đất tác dụng vào vật. D. không có mối liên hệ với trọng lực của quả đất tác dụng vào vật .Bài 12.Một con voi nặng 2,5tấn sẽ có trọng lượng là A. 25N B. 250N C.2 500N D. 25 000N

1 đáp án
18 lượt xem
2 đáp án
32 lượt xem

I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một vật có khối lượng 10 kg thì vật đó có trọng lượng là A. 100N . B. 10N . C. 15N. D. 50N. Câu 2: Đơn vị của trọng lượng riêng là A. N B. Kg C. Kg/m3 D. N/m3 Câu 3: Dụng cụ nào dưới đây không phải là máy cơ đơn giản? A. Cái búa nhổ đinh B. Cái bấm móng tay C. Cái kìm D. Cái thước dây Câu 4: Những vật nào có tính chất đàn hồi là A. sợi dây cao su C. tấm thủy tinh B. miếng gỗ D. tờ giấy Câu 5: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách một xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy một chiếc xe đạp. D. Đọc một trang sách. Câu 6: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy? A. Cân Rô-bec- van B. Cân đồng hồ C. Cân đòn D. Cân tạ Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm đổi hướng lực kéo. B. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm cho vật dịch chuyển nhanh hơn và quãng đường đi ngắn hơn. C. Dùng đòn bẩy có thể làm cho lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. Dùng đòn bẩy có thể làm cho lực nâng vật lớn hơn trọng lượng của vật. Câu 8: Một bạn học sinh sử dụng thước đo có GHĐ là 30 cm và ĐCNN là 1 cm để đo chiều dài của chiếc bút chì. Hỏi đáp án nào sau đây là kết quả đúng của phép đo? A. 5,6 cm B. 6mm C. 1m D. 20cm Câu 9: Để đo thế tích vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần A. một bình chia độ bất kì B. một bình tràn C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình D. một ca đong Câu 10: Giới hạn đo của thước trên hình là bao nhiêu? A. 0 cm B. 16 cm C. 18 cm D. 20 cm Câu 11: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300 cm3và ĐCNN 5 cm3 . Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch 215 cm3 . Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu? A. 215 cm3 B. 85 cm3 C. 300 cm3 D. Cả 3 đáp án trên đều sai Câu 12: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo khối lượng? A. Kilogam( kg) B. miligam( mg) C. Centimet( cm) D. Tấn Câu 13: Hoàn thiện câu sau: Chiếc đầu tàu hỏa đã tác dụng………………lên các toa tàu. A. lực đẩy B. lực kéo C. lực nén D. trọng lực Câu 14: Hai lực cân bằng là hai lực A. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật. B. cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật. C. mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều, cùng tác dụng vào một vật. D. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều, tác dụng vào hai vật khác nhau. Câu 15: Trường hợp nào dưới đây có lực tác dụng làm biến đổi chuyển động? A. Dùng tay xé tờ giấy B. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại C. Bẻ viên phấn D. Một bạn học sinh đang nặn đất sét Câu 16: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì A. tập giấy có khối lượng lớn hơn B. quả cân có trọng lượng lớn hơn C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau D. quả cân và tờ giấy có thể tích bằng nhau Câu 17: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Trọng lực của quả nặng B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên miếng sắt C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán lên bảng với mặt bảng Câu 18: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì ta dùng A. cân thước B. lực kế và thước C. cân và bình chia độ D. lực kế và bình chia độ Câu 19: Cầu thang xoắn là ví dụ về A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy. C. ròng rọc. D. mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc Câu 20: Chọn câu sai: Trường hợp nào dưới đây có thể dùng máy cơ đơn giản? A. Đưa xe máy lên xe tải. B. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường. C. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố. D. Không có trường hợp nào kể trên. II. TỰ LUẬN Câu 1: Một khối sắt có thể tích 0,5 m3 . Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 . Tính khối lượng của khối sắt đó. Câu 2: Một vật có khối lượng là 5 kg. Tính trọng lượng P của vật đó? Dùng

2 đáp án
30 lượt xem

2: Giới hạn đo của bình chia độ là: A. Giá trị lớn nhất ghi trên bình B. Giá trị giữa hai vạch chia trên bình C. Thể tích chất lỏng mà bình đo được D. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình Câu 3: Trong các lực dưới đây lực nào không phải là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật đang rơi B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó. Câu 4: Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ: A. Thể tích của hộp mứt B. Khối lượng của hộp mứt C. Sức nặng của hộp mứt D. Số lượng mứt trong hộp Câu 5: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm 3 chứa 65 cm 3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92 cm 3 . Thể tích của hòn đá là: A. 92 cm 3 B. 27 cm 3 C. 65 cm 3 D. 187 cm 3 Câu 6: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng: A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ làm biến dạng quả bóng C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng D. Vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. TỰ LUẬN: Câu 7: a. Hãy kể tên một số dụng cụ đo độ dài? b. Đổi các đơn vị đo sau đây: 0,05m 3 = ? dm 3 = ? lít 0,25lít = ?ml =? cm 3 0,5dm 3 = ? cm 3 = ? cc Câu 8: a. Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực? b. Một quả nặng có trọng lượng là 0,1N. Khối lượng của quả nặng bằng bao nhiêu gam? 1đ Câu 9: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Hãy chỉ ra các lực tác dụng vào quyển sách? Nêu nhận xét về các lực này? Câu 10: Để xác định thể tích của một quả bóng bàn người ta buộc một hòn sỏi vào quả bóng bàn bằng một sợi chỉ nhỏ rồi bỏ chìm quả bóng và hòn sỏi vào bình tràn. Hứng lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ngang vạch 245,5cm 3 . Sau đó người ta thả hòn sỏi (đã tháo khỏi quả bóng ) vào bình chia độ thì mực nước dâng lên tới vạch 275cm 3. . Hãy cho biết thể tích của quả bóng bàn? MONG MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH Ạ CẢM ƠN

2 đáp án
55 lượt xem

4.Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. a)Vì lát như thế mới hợp mỹ quan thành phố. b)Vì lát như thế là rất lợi cho gạch. c)Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch. d)Cả A, B, C đều đúng 5.Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước. a)Nước trào ra nhiều hơn rượu b)Rượu trào ra nhiều hơn nước c)Nước và rượu trào ra như nhau d)Không đủ cơ sở để kết luận 6.Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây. (1 Point) nhẹ đi, nóng lên, nở ra. nở ra, nóng lên, nhẹ đi. nhẹ đi, nở ra, nóng lên. nóng lên, nở ra, nhẹ đi. 7.Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao? (1 Point) Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ. 8.Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây? (1 Point) Các chất rắn co lại khi lạnh đi. Các chất rắn nở vì nhiệt ít. Các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau. Các chất rắn nở ra khi nóng lên. 9.Ba cốc thủy tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất? (1 Point) Không có cốc nào dễ vỡ cả Cốc C dễ vỡ nhất Cốc B dễ vỡ nhất Cốc A dễ vỡ nhất 10.Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của……. (1 Point) chất rắn, chất lỏng chất khí, chất rắn chất khí, chất lỏng chất lỏng, chất rắn 11.Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây? (1 Point) Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh. 12.Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng a)làm giá đỡ b)làm cốt cho các trụ bê tông trong việc đóng ngắt mạch điện c)làm các dây điện thoại 13.Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ: a)thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn. b)thể tích của nước tăng, của bình không tăng. c)thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình. d)thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

1 đáp án
13 lượt xem